10 Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê trong đoạn văn: “Chúng ta có những bức tường để bảo vệ mình, họ có bạn bè. Chúng ta có ti vi, còn họ dành thời gian cho gia đình và họ hàng".
docx 296 trang Mạnh Hoàng 25/01/2024 1700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "10 Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docx10_de_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_202.docx

Nội dung text: 10 Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT TỈNH THANH HÓA NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 17/6/2022 (Đề thi gồm có 02 phần, gồm 02 trang) PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau: Một ngày nọ, người bố giàu có dẫn cậu con trai của mình thăm thủ một ngôi làng. Người bố muốn cho con trai của mình thấy một người nghèo có thể nghèo đến mức nào. Họ đã dành thời gian tham quan cánh đồng của một gia đình nghèo. Sau khi trở về, người bố hỏi cậu con trai - Con thấy chuyển đi thế nào? - Rất tuyệt bố ạ! - Người bố hỏi. - Con đã thấy người nghèo sống thế nào chưa? - Vâng, con thấy rồi ạ! - Vậy nói cho bố nghe, con học được gì từ chuyến đi này? - Cậu bé trả lời: - Chúng ta cả một con chó, họ có bốn. Chúng ta có bể bơi, họ có những con sông. Chúng ta dùng đèn vào ban đêm, còn họ có những ngôi sao, Chúng ta có những bức tường để bảo vệ mình, họ có bạn bè. Chúng ta có ti vi, còn họ dành thời gian cho gia đình và họ hàng. Cậu bé nói thêm: - Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào? Người bố vô cùng ngạc nhiên, ông nhìn cậu con trai, mim cười đáp: - Chúng ta không giàu có chỉ vì có nhiều tiền. Tình yêu, lòng trắc ẩn, gia đình, tình bạn, những giá trị đích thực mới khiến chúng ta thực sự giàu có con ạ! (“Cảm ơn bố đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào?” ) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
  2. Tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê: Nhấn mạnh những thứ 3 người con có và những thứ người nghèo có, từ đó ngầm nhắc nhở người con về giá trị thực sự trong cuộc sống. Học sinh tự đưa ra quan điểm của bản thân mình. Có lý giải phù hợp. Gợi ý: - Đồng tình. 4 - Lý giải: Tiền bạc đáp ứng cho chúng ta nhu cầu về vật chất nhưng tình yêu, lòng trắc ẩn, gia đình, tình bạn là những giá trị đích thực nó khiến cuộc sống của con người trở nên có ý nghĩa, nó giúp con người vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống. Đó mới chính là giá trị, là sự giàu có của con người. Làm văn a. Yêu cầu hình thức: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ b. Yêu cầu về mặt nội dung: - Xác định đúng yêu cầu nghị luận: Ý nghĩa của sự trải nghiệm. - Giải thích: Sự trải nghiệm là việc con người tự mình trải qua những vấn đề trong cuộc sống trên tinh thần tiếp thu, học hỏi - Ý nghĩa của sự trải nghiệm: + Trải nghiệm đem lại sự hiểu biết và kinh nghiệm thực tế giúp 1 ta trưởng thành về suy nghĩa, bồi đắp tình cảm + Trải nghiệm là cơ hội để con người nhìn lại chính mình, từ đó cố gắng hoàn thiện bản thân mình hơn. + Trải nghiệm giúp con người khám phá sự sáng tạo của chính bản thân mình. + Trải nghiệm sẽ giúp con người tạo dựng được những mối quan hệ có ích trong xã hội. - Mở rộng, bàn luận:
  3. + Chỉ sự trái chiều vì khi vũ trụ đã kết thúc một ngày dài để lắng vào yên nghỉ thì đoàn thuyền đánh cá lại bắt đầu một cuộc lao động mới -> Gợi một nhịp sống thanh bình của quê hương, đất nước. sau bao năm tháng chiến tranh con người Việt Nam mới có một cuộc sống ho động bình yên. - “Câu hát căng buồm cùng gió khơi”: + Kết hợp hai hình ảnh: “câu hát” – “gió khơi” -> cụ thể hóa sứ mạnh đưa con thuyền ra khơi. + Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “câu hát căng buồm” -> tái hiện vẻ đẹp tâm hồn, niềm vui lao động của người dân chài. -> Đoàn thuyền ra khơi trong niềm vui lao động. * Câu hát của người dân chài: - Biện pháp liệt kê: “cá bạc”, “cá thu” -> sự giàu có của biển. - Bút pháp tả thực kết hợp với trí thưởng tượng phong phú: 0 + Tả đàn cá thu giống như con thoi đang bơi lượn mà như dệt tấm vải giữa biển đêm bừng muôn luồng sáng - > liên tưởng đến dệt luwois của đoàn thuyền. + Gợi những vệt nước ấp lánh khi đàn cá bơi lội. + Niềm vui của người dân chài. Những đàn cá như thoi đứa là niềm hứa hẹn chuyến về bội thu “khoang đầy cá nặng” ->Hai khổ đầu, tác giả phác họa thành công một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng. Qua đó, ông đã làm hiện lên cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi và tâm hồn phóng khoáng, tràn đầy niềm vui, niềm hi vọng của người ho động mới. 2. Nhận xét về vai trò của những người lao động đời thường trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. - Họ là những người dân lao động bình dị nhưng lại góp sức mình trong công cuộc xây dựng đất nước. - Chính những người dân lao động đã tạo nên đất nước tươi đẹp. 3.Tổng kết.
  4. 1 - Tác phẩm: Đoàn thuyền đánh cá. - Tác giả: Huy Cận. Biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ: - So sánh: Mặt trời xuống biển như hòn lửa. => Tác dụng: Mặt trời” được ví như một hòn lửa khổng lồ đang từ từ lặn xuống. - Nhân hóa: Sóng đã cài then đêm sập cửa. 2 => Tác dụng: Gán cho sự vật những hành động của con người sóng “cài then”, đêm “sập cửa” gợi cảm giác vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ và những gợn sóng là then cài cửa. Con người đi trong biển đêm mà như đi trong ngôi nhà thân thuộc của mình. Từ “lại” diễn tả: + Chỉ một sự kiện lặp đi lặp lại. + Chỉ sự trái chiều vì khi vũ trụ đã kết thúc một ngày dài để 3 lắng vào yên nghỉ thì đoàn thuyền đánh cá lại bắt đầu một cuộc lao động mới. => Gợi một nhịp sống thanh bình của quê hương, đất nước. Sau bao năm tháng chiến tranh con người Việt Nam mới có một cuộc sống lao động bình yên. Qua đoạn thơ có thể thấy họ là những người yêu lao động, lao 4 động hăng say, nghiêm túc, miệt mài. Ta có thể học tập được ở tinh thần làm việc nghiêm túc và hăng say của họ. Làm văn 1. Giới thiệu chung: nghị lực của con người trong cuộc sống. 1 2. Giải thích. - Nghị lực là: Là ý chí vươn lên trong cuộc sống, bản lĩnh vượt qua nhiều thử thách khó khăn trên đường đời
  5. + Cô thuộc tổ trinh sát mặt đường, hàng ngày phải đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần phải phá bom. + Vì thế, mỗi khi máy bay ném bom phải lao lên mặt đường, đánh dấu đoạn đường bị bom phá hỏng và những quả bom chưa nổ. + Không chỉ vậy, cô và tổ trinh sát còn phải đảm đương việc phá bom nổ chậm -> nhiệm vụ đòi hỏi sự bình tĩnh, dũng cảm, quên mình của chiến sĩ vì thần chết lần trong ruột những quả bom. - Là công việc mà có làm bao nhiêu lần vẫn không thể quen, vẫn luôn căng thẳng đến mức “thần kinh căng như chão tim đập bất chấp cả nhịp điệu”. - Vậy mà, cổ vẫn bám trụ 3 năm liền trên tuyến đường Trường Sơn, chứng tỏ vẻ đẹp quả cảm, ý chí kiên cường, lòng yêu nước của Phương Định. - Diễn biến tâm trạng PĐ trong một lần phá bom nổ chậm: + Nền của tâm trạng là không khí căng thẳng: bầu trời, mặt đất vắng lặng phát sợ + Phương Định đã chiến thắng nỗi sợ hãi của mình: Đi thẳng người đến bên quả bom, tất cả mọi giác quan của cô trở nên nhạy bén, có ngày cô phá bom đến 5 lần. Tinh thần trách nhiệm, sự quên mình trong công việc khiến cái chết trở nên mờ nhạt. Cô chỉ nghĩ đến “liệu min có nổ, bom có nổ không?” => Cô là biểu tượng cho vẻ đẹp của lòng quả cảm, kiên cường của thế hệ nữ thanh niên xung phong thời chống Mi. b. Vẻ đẹp tâm hồn nhạy cảm, mơ mộng, giàu yêu thương: - Nét đẹp trẻ trung, hồn nhiên, mơ mộng: + Cô luôn chăm chút cho ngoại hình và rất tự hào về đôi mắt “có cái nhìn sao mà xa xăm” và cái cổ kiêu hãnh như đài hoa loa kèn -> thấy mình là một cô gái khá.
  6. 3. Kết bài - Nội dung: + Khắc họa thành công với những nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ là: Phương Định. Họ trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ VN trong kháng chiến chống Mĩ. + Qua đó, ngợi ca tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm và tinh thần lạc quan của người chiến sĩ thanh niên xung phong Trường Sơn. - Nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả nhân vật đặc sắc, kể chuyện sinh động, ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật, nhịp kể biến đổi linh hoạt. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT HÀ NỘI NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút Ngày thi: 18/6/2022 Phần I (6,5 điểm) Trong những ngày tháng cuối đời, nhà thơ Thanh Hải vẫn thiết tha đón nhận vẻ đẹp của cuộc sống: “Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng.” (Trích Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn 9, tập hai, NXB GIÁO DỤC Việt Nam, 2021) 1. Mùa xuân nho nhỏ được sáng tác theo thể thơ nào? Ghi lại mạch cảm xúc của bài thơ. 2. Nêu giá trị gợi hình, gợi cảm của hình ảnh “giọt long lanh rơi” trong hai dòng thơ trên.
  7. - Mạch cảm xúc: Bài thơ mở đầu bằng vẻ đẹp, sức sống của mùa xuân thiên nhiên. Tiếp đó là cảm xúc của tác về mùa xuân của đất nước. Sau đó là những ước nguyện chân thành, tha thiết của tác giả và cuối cùng là lời ngợi ca quê hương đất nước. Giá trị gợi hình, gợi cảm của hình ảnh “giọt long lanh rơi” là: Tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: có thể là giọt mưa xuân long lanh, có thể là âm thanh tiếng chim 2 đang rót giữa đất trời. Ta không chỉ nghe thấy mà con nhìn thấy cả giọt âm thanh trong vắt. Qua hình ảnh thơ cho thấy thiên nhiên đẹp đẽ, trong trẻo mà con thấy tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của nhà thơ. 3 - Tác phẩm viết về mùa xuân: Cảnh ngày xuân (Trích Truyện Kiều), tác giả Nguyễn Du. * Yêu cầu hình thức: Viết đoạn văn lập luận tổng - phân – hợp khoảng 12 câu, có sử dụng một câu bị động và một phép liên kết cấu. Không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. * Yêu cầu nội dung: Đoạn văn cần đảm bảo các nội dung sau: 1. Giới thiệu chung: + Giới thiệu tác giả Thanh Hải, tác phẩm mùa xuân nho nhỏ. 4 + Giới thiệu nội dung nghị luận: vẻ đẹp mùa xuân đất nước và cảm xúc tác giả trong khổ thơ thứ 2. Cảm nhận về vẻ đẹp mùa xuân đất nước và cảm xúc tác giả - Nhà thơ khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân đất nước: “Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả
  8. * Yêu cầu hình thức: Viết đúng một đoạn văn/bài văn khoảng 2/3 trang giấy thi. Không mắc các lỗi chính tả, dùng từ đặt câu. * Yêu cầu về nội dung: - Xác định đúng yêu cầu nghị luận: Sự cần thiết của việc nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn. - Giải thích: Vẻ đẹp tâm hồn là những giá trị ẩn sâu trong mỗi con người, là nét đẹp của phẩm chất con người. - Vì sao cần phải nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn: + Nuôi dưỡng vẻ đẹp tâm hồn sẽ giúp con người biết lắng nghe, quan sát, không ngừng học hỏi. Từ đó tích lũy thêm nhiều kiến thức. + Trong quá trình vun đắp tâm hồn con người sẽ ngày càng 3 trưởng thành, nhẫn nại, kiên trì. + Vun đắp vẻ đẹp tâm hồn giúp con người cảm nhận được những giá trị tích cực của cuộc sống, tạo thêm nhiều mối quan hệ tốt đẹp. Từ đó, cuộc sống con người trở nên có ý nghĩa hơn. + Khi có một tâm hồn đẹp đồng nghĩa với việc con người có lối sống đẹp từ đó góp phần tạo nên xã hội tích cực. - Bài học mở rộng: + Phê phán những người chỉ đề cao vẻ đẹp hình thức mà không trân trọng vẻ đẹp tâm hồn, những người sống ích kỉ, giả tạo, vô cảm. + Con người cần học cách nuôi dưỡng, vun đắp cho tâm hồn mình. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT BẮC KẠN NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian phát đề)