50 Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Chuyện kể rằng : em, cô gái mở đường
Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy những luồng bom…
Đơn vị tôi hành quân qua con đường mòn
Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái
Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá
Tình yêu thương bồi đắp cao lên…
(Trích Khoảng trời, hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ)

Câu 1: (0,5đ) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ
Câu 2: (1đ) Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên
Câu 3: (1đ) Từ đoạn thơ em có cảm nghĩ gì về con người và dân tộc Việt Nam?
Câu 4 (0.5 đ) Đoạn trích gợi em nghĩ tới những tác phẩm nào trong chương trình Ngữ văn lớp 9?
docx 65 trang Mạnh Hoàng 25/01/2024 1260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "50 Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docx50_de_thi_thu_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2022_2023.docx

Nội dung text: 50 Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023

  1. BỘ ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2022-2023 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH TẠO Môn thi: Ngữ văn 9 ĐỀ SỐ 1 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể giao đề (Đề thi gồm: 01 trang) Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu (Câu 1 đến Câu 4). Sẻ chia từng chiếc khẩu trang Bạn đã nghe đến chuyện phát bánh mì miễn phí cho người nghèo hay những thùng trà đá miễn phí để bên đường. Hoặc những chai nước suối được chính các anh cảnh sát giao thông phát cho người dân trên những nẻo đường về quê ăn Tết. Thì trong mùa dịch, chính là những bịch khẩu trang được phát miễn phí khắp các ngõ phố từ Bắc vô Nam, không tỉnh nào là không có. Tại các công viên hay khu tập trung công cộng, bạn sẽ bắt gặp nhiều bạn sinh viên cầm trên tay những chiếc khẩu trang đi phát cho những người chưa có cơ hội mua được. Mọi người sẵn sàng chia sẻ khẩu trang khi bắt gặp người đang không có khẩu trang. Khi một số cửa hàng tăng giá khẩu trang, thì những cửa hàng khác lại không bán khẩu trang. Họ chỉ phát miễn phí. Người dân đến mua hàng hay đi qua có thể ghé qua tự lấy khẩu trang miễn phí nếu cần. Chỉ cần bước chân vào một hiệu thuốc, nhân viên sẽ hỏi bạn có cần khẩu trang không và tự động để khẩu trang vào túi cho bạn. Và tất nhiên đó là miễn phí. (Trích Câu chuyện về tình dân tộc Việt mùa đại dịch từ virus Corona) Câu 1.Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên Câu 2.Tìm và gọi tên một phép liên kết có trong đoạn văn thứ nhất? Câu 3.Những việc làm của các bạn sinh viên và các cửa hàng có ý nghĩa như thế nào trong việc phòng chống dịch bệnh? Câu 4.Theo em việc làm của rất nhiều cá nhân và tập thể trong văn bản trên có cần được ca ngợi không? Vì sao? Bản thân em cần phải làm gì để cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh? Phần II. Làm văn (7 điểm) Câu 1 ( 2điểm) Từ nội dung của phần đọc hiểu em hãy viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về quan điểm “Cho đi là còn mãi mãi” Câu 2 ( 5điểm) Cảm nhận về vẻ đẹp của đoàn thuyền đánh cá qua khổ thơ đầu và khổ thơ cuối trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. “Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Sóng đã cài then, đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
  2. Như sa, như ùa vào buồng lái (Trích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, Phạm Tiến Duật) PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH Đề số 3 Môn thi: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể giao đề (Đề thi gồm: 01 trang) Phần 1: Đọc - hiểu ( 3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu câu: NGỌN LỬA Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu câu: Tại một vùng núi non lạnh lẽo của miền Bắc An Độ, người đi đường thường. giữ ấm bằng một chiếc nổi đất nhỏ, cho than hồng vào và đậy nắp cho kín. Sau đó họ lấy dây ràng kĩ quanh nổi rồi dùng khăn vải bọc lại. Khi đi ra ngoài, ho cắp chiếc lồng ấp trên vào người cho ấm. Ba người đàn ông nọ cùng đi đến đền thờ. Đường thì xa nên cứ đi một lúc. họ lại nghỉ chân rồi mới đi tiếp. Ở một chặng nghỉ, một người trong họ trông thấy có vài người bộ hành ngổi co rúm lại vì lạnh. Anh ta vội mở chiếc lồng sưởi của mình ra lấy lửa mồi cho những chiếc lồng ấp của họ để tất cả mọi người đều được sưởi ấm. Lần đó, anh ta cứu được mấy mạng người suýt bị chết cóng trong đêm lạnh rét buốt của vùng Bắc An. Thế rồi, cả nhóm người lại lên đường. Đêm đã khuya. Đường đi tối mịt không có lấy một ánh sao. Người bộ hành thứ hai mở chiếc lồng sưởi của mình để mỗi lửa vào ngọn đuốc mà anh ta đã mang theo. Anh sáng từ ngọn đuỐc đã giúp cho cả đoàn người có thể lên đường an toàn. Người thứ ba cười nhạo hai người bạn đồng hành của mình: “Các anh là một lũ điên. Có hoạ là điên mới đem phí phạm ngọn lửa của mình như thế." Nghe thế, họ bảo anh ta: “Hãy cho chúng tôi xem ngọn lửa của bạn". Anh này mở chiếc lồng sưởi ấm của mình ra thì hởi ôi, lửa đã tắt ngúm từ bao giờ, chỉ còn lại tro và vài mẩu than leo lét sắp tàn. [ ] (Trích Ngọn lửa, Trái tim có điều kì diệu, NXB Trẻ, 2013, tr. 86 - 87 Câu 1. Xác định ngôi kể của đoạn trích. Câu 2. Xác định lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích Câu 3. Mỗi người đàn ông trong câu chuyện có một cách ứng xử riêng đối vớ những người bộ hành. Em đồng ý với cách ứng xử của ai? Vì sao? Câu 4. Nhận xét ý nghĩa nhan đề Ngọn lửa.
  3. Câu 1 (0,5điểm). Theo em dịch bệnh nào được nhắc đến trong đoạn trích trên? Câu 2 (0.5 điểm). Nội dung chính của đoạn trích là gì? Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra các phép liên kết hình thức được sử dụng trong đoạn văn thứ 3 của văn bản trên Câu 4. (1 điểm) Theo em chúng ta cần làm để phòng chống dịch bênh? Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Từ đoạn trích trên em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của tinh thần đoàn kết trong cuộc sống và trong công cuộc phòng chống đại dịch. Câu 2 (5,0 điểm). Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau: Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bẩy mươ chín mùa xuân ( Viễn Phương, Viếng lăng Bác, Ngữ văn 9, tập 2) PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH ĐỀ SỐ 5 Môn: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể giao đề (Đề thi gồm: 01 trang) Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Tết Tết năm kia bố mẹ già tất bật nhặt lá mai, trang hoàng nhà đón chờ con cháu. Chợt xe bưu phẩm dừng trước cửa, người ta ôm vào đủ loại quà kèm bưu thiếp ghi: “Bố mẹ ăn tết vui vẻ, sang năm chúng con sẽ về”. Tết năm sau lại hăm hở dọn nhà. Lại xe đỗ cửa. Lại quà ngổn ngang. Và lời chúc quen thuộc. Tết năm này con cháu về, thấy nhà mình thiếu tết. Cây mai nguyên lá. Mái nhà xanh rêu. Quà năm cũ còn nguyên, vương bụi. Thế mà bố mẹ rưng rưng nói: “Năm nay có tết rồi!”. (Trần Hoàng Trúc, Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Câu 2: Tìm yếu tố miêu tả trong văn bản. Câu 3: Tìm lời dẫn trực tiếp trong văn bản, cho biết dấu hiệu để em nhận ra đó là lời dẫn trực tiếp.
  4. Cậu bé dùng đủ mọi cách, cố hết sức lực nhưng rốt cuộc vẫn không thể đẩy được tảng đá ra khỏi đống cát. Đã vậy bàn tay cậu còn bị trầy xước, rướm máu. Cậu bật khóc rấm rứt trong thất vọng. Người bố ngồi trong nhà lặng lẽ theo dõi mọi chuyện. Và khi cậu bé bật khóc, người bố bước tới: “Con trai, tại sao con không dùng hết sức mạnh của mình?”. Cậu bé thổn thức đáp: “Có mà! Con đã dùng hết sức rồi mà bố!”. “Không con trai – người bố nhẹ nhàng nói – con đã không dùng đến tất cả sức mạnh của con. Con đã không nhờ bố giúp”. Nói rồi người bố cúi xuống bới tảng đá ra, nhấc lên và vứt đi chỗ khác. (Theo báo Tuổi trẻ - Bùi Xuân Lộc phỏng dịch từ “Faith to Move Mountains”). Câu 1(0.5). Xác định phương thức biểu đạt chính và ngôi kể của phần trích trên. Câu 2(0.5). Tìm 1 lời dẫn trực tiếp trong đạn trích và cho biết tại sao đó là lời dẫn trực tiếp Câu 3(1.0). Từ đoạn trích trên em rút ra bài học gì? Câu 4(1.0). Nếu em là cậu bé trong câu chuyện trên, em sẽ làm gì? Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ câu chuyện trên, em hãy viết một đoạn văn thể hiện suy nghĩ của em về vai trò của tự lập trong đời sống. Câu 2. (5,0 điểm) Về truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi, phần ghi nhớ Sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 viết: Truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Bằng việc phân tích nhân vật Phương Định, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC TẠO SINH Môn: Ngữ Văn 9 ĐỀ SỐ 7 Thời gian làm bài: 120 phút I. Phần đọc - hiểu (3,0 điểm) Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi
  5. Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé, Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long. Ta hát bài ca gọi cá vào, Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao, Biển cho ta cá như lòng mẹ, Nuôi lớn đời ta tự buổi nào. (Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận - Ngữ văn 9 – tập 1) PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH TẠO ĐỀ số 8 NĂM HỌC 2021-2022 Môn thi: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể giao đề (Đề thi gồm: 01 trang) Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới (1) Có lẽ đã lâu lắm rồi tôi và cả nhà mới lại cùng nhau xem U23 Việt Nam thi đấu bóng đá. Lúc đội tuyển ra sân, tôi rất xúc động khi quốc ca Việt Nam vang lên. Cả nhà tôi đã cùng hát theo, dù các con tôi chưa thật thuộc nhưng chúng vẫn buộc ba, mẹ phải đặt tay lên ngực cho giống các cầu thủ. Lúc hát quốc ca, tôi có một cảm giác thật khó tả. Một điều gì đó thiêng liêng dành cho Tổ quốc đang dâng lên trong lòng tôi.
  6. nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt sách bị cạnh tranh khốc liệt bởi những phương tiện nghe nhìn như ti vi, Ipad, điện thoại Smart, và hệ thống sách báo điện tử trên Internet. Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại. (2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay ” (Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày 13.4.2015) Câu 1(0.5). Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên và nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Câu 2(0.5). Chỉ ra lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong đoạn trích và nêu rõ dấu hiệu nhận biết đó là lời dẫn trực tiếp? Câu 3(1.0). Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha”? Câu 4 (1.0). Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong phần trích trên là gì? Phần II. Làm văn (7,0 điểm). Câu 1 (2,0 điểm) Từ văn bản ở phần đọc hiểu em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của sách. Câu 2( 5,0 điểm) Cảm nhận của em về hai khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. “Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng. Câu hát căng buồm với gió khơi, Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời. Mặt trời đội biển nhô màu mới Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi. (Trích Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận, Ngữ văn 9 , tập 1) PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO ĐỀ KHẢO SÁT NĂNG LỰC HỌC SINH TẠO Môn: Ngữ văn 9