80 Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, nếu không có bầu trời, điều gì sẽ xảy ra?
Câu 3. Em hiểu nội dung hai dòng thơ sau như thế nào?
Hãy nhìn đôi mắt trẻ thơ
Bao nhiêu sao sáng thắp bờ nhân gian !
Câu 4. Nếu là sứ giả hòa bình, em sẽ gửi đến thế giới thông điệp gì để cuộc sống tốt đẹp hơn? Vì sao?
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, nếu không có bầu trời, điều gì sẽ xảy ra?
Câu 3. Em hiểu nội dung hai dòng thơ sau như thế nào?
Hãy nhìn đôi mắt trẻ thơ
Bao nhiêu sao sáng thắp bờ nhân gian !
Câu 4. Nếu là sứ giả hòa bình, em sẽ gửi đến thế giới thông điệp gì để cuộc sống tốt đẹp hơn? Vì sao?
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "80 Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- 80_de_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_202.docx
Nội dung text: 80 Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT TỈNH KHÁNH HÒA NĂM HỌC 2022 - 2023 Đề thi chính thức Môn: Ngữ văn (chung) (có 01 trang) Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Không có bầu trời những sắc màu thành vô nghĩa Không có bầu trời Trái đất không nhà Trái đất mồ côi! Không có bầu trời những sắc màu thành vô nghĩa Không có bầu trời Trái đất không nhà Trái đất mồ côi ! Những lá cờ ơi Lửa cháy nhiều rồi Hãy nhìn trời cao Mây không biên giới Những cánh chim cũng không biên giới bao giờ ! Hãy nhìn đôi mắt trẻ thơ Bao nhiêu sao sáng thắp bờ nhân gian ! (Trích Thơ viết bên những lá cờ ở Liên hợp quốc – Trương Anh Tú, theo vannghequandoi.com.vn, ngày 15/11/2017) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Theo đoạn trích, nếu không có bầu trời, điều gì sẽ xảy ra? Câu 3. Em hiểu nội dung hai dòng thơ sau như thế nào? Hãy nhìn đôi mắt trẻ thơ Bao nhiêu sao sáng thắp bờ nhân gian ! Câu 4. Nếu là sứ giả hòa bình, em sẽ gửi đến thế giới thông điệp gì để cuộc sống tốt đẹp hơn? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,00 điểm)
- b. Yêu cầu nội dung: * Xác định đúng vấn đề nghị luận: Những việc cần làm để xóa bỏ ngăn cách giữa người với người. * Bàn luận: - Khoảng cách giữa người với người là gì? Khoảng cách giữa người với người được hiểu là những khoảng trống giữa con người với nhau mà ở đó, con người không tìm được sự tương đồng, tiếng nói chung, sự gần gũi hay sự thông cảm. - Khoảng cách giữa người với người được tạo ra do sự xa cách về thời gian, không gian. +Khoảng cách giữa người với người được tạo ra từ khoảng cách thế. +Khoảng cách giữa người với người được tạo ra từ giai cấp, mức sống, địa vị xã hội, - Làm thế nào để xóa bỏ khoảng cách giữa người với người? + Đối với những người thân yêu, chúng ta hãy cố gắng yêu thương nhiều hơn, cố gắng chia sẻ, cảm thông để xóa đi khoảng cách thế hệ, gắn kết những người thân lại với nhau. + Đối với các mối quan hệ xã hội, chúng ta hãy biết cách đặt minh vào hoàn cảnh của người khác để suy nghĩ từ đó thấu hiểu và chia sẻ với họ. Điều ấy sẽ giúp chúng ta rút ngắn khoảng cách giữa người với người. + Con người hãy học cách cho đi yêu thương, đặt cái tôi vị kỉ xuống để thu hẹp khoảng cách giữa con người với nhau. + Biết trân trọng những giá trị tinh thần, không vì vật chất mà có sự phân biệt, xa cách với người khác. + Sống bao dung, tích cực, trân trọng các mối quan hệ trong cuộc sống. Thường xuyên giữ liên lạc với người thân, bạn bè. Không để công việc bận rộn cuốn đi mà quên mất những người xung quanh mình. - Bàn luận mở rộng:
- - Những nét đẹp trong cách sống, suy nghĩ, hành động và quan hệ tình cảm với mọi người: + Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt, anh có suy nghĩ rất đẹp: • Với công việc khắc nghiệt gian khổ, anh luôn yêu và mong muốn được làm ở điều kiện lý tưởng (đỉnh cao 3000m) • Anh có những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về cuộc sống con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao lại gọi là một mình được”. • Anh thấu hiểu nỗi vất vả của đồng nghiệp. • Quan niệm về hạnh phúc cua anh rất đơn giản và tốt đẹp. + Hành động, việc làm đẹp: Mặc dù chỉ có một mình không ai giám sát nhưng anh luôn tự giác hoàn thành nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đúng giờ ốp dù mưa gió thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc một cách đều đặn và chính xác 4 lần trong một ngày) + Anh thanh niên có phong cách sống cao đẹp: • Anh có nếp sống đẹp khi tự sắp xếp công việc, cuộc sống của mình ở trạm một cách ngăn nắp: có vườn rau xanh, có đàn gà đẻt trứng, có vườn hoa rực. • Đó là sự cởi mở chân thành với khách, quý trọng tình cảm của mọi người. • Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc của mình có những đóng góp chỉ là nhỏ bé. Chỉ bằng những chi tiết và chỉ xyaast hiện trong một khoảnh khắc của truyện, tác giả phác họa được chân dung nhân vật chính với vẻ đẹp tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc. + Anh thanh niên đại diện cho người lao động.
- từ những lời khen tặng. Ngâm nghĩ kĩ, chúng ta sẽ thấy có những lời khen đã làm thay đổi hắn cuộc đời của một ai đó. (2) Cách đây nhiều năm, có một cậu bé mười tuổi làm việc trong một xưởng máy ở Naples. Cậu khao khát trở thành một ca sĩ nhưng ông thầy dạy hát đầu tiên của cậu đã dội một gáo nước lạnh vào niềm khao khát này. Ông nói: “Cậu không bao giờ có thể hát được đâu. Cậu chẳng có chất giọng gì hết. Giọng hát của cậu nghe cứ như là tiếng ếch ộp hay ễnh tương kêu”. Thế nhưng, may mắn thay cho cậu bé khi trong đời cậu còn có một người mẹ. Người mẹ thương yêu của cậu tay chỉ là một người đàn bà nhà quê nghèo khó nhưng luôn cổ động, khích lệ cậu. Bà luồn âu yếm bảo rằng bà tin cậu có thể hát được và hát hay [Người mẹ ấy sẵn sàng đi chân đất để tiết kiệm tiền cho cậu đi học nhạc Sự khích lệ của người mẹ không được học hành cao nhưng tràn đầy lòng hi sinh, tình thương và niềm tin tưởng vào con đã làm thay đổi cuộc đời cậu bé, Cậu tên là Enrico Caruso. Sau này, cậu trở thành ca sĩ hát nhạc kịch vĩ đại và nổi tiếng nhất của thời đại. (Trích từ Khuyến khích người khác, Đắc nhân tâm, Dale Carnegie, NXB Tổng hợp TP.HCM, tr.290) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn (1). (0.5 điểm) Câu 2: Enrico Caruso trở thành ca sĩ nổi tiếng nhờ vào những điều gì ở mẹ của cậu? (0.5 điểm) Câu 3: Tác giả so sánh “Lời khen như tia nắng mặt trời (trong câu in đậm) nhằm mục đích gì? Câu 4: Thế nào là thành phần tinh thái? Đặt 01 câu có thành phần tình thái thể hiện sự hình dung của em về cảm xúc của Enrico Caruso khi nhận được lời khích lệ từ mẹ. (1.0 điểm) II. LÀM VĂN: (7.0 điểm) Câu 1: (2.0 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 01 trang giấy thi) phân tích nguyên nhân, hậu quả và đề ra giải phá việc hút thuốc lá của một bộ phận học sinh hiện nay. Câu 2: (5.0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau, trích Viếng lăng Bác – Viễn Phương: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
- Hiện nay việc hút thuốc lá ngày càng phổ biến trong giới học sinh. - Nguyên nhân: + Thích đua đòi, thích thể hiện mình. + Kém hiểu biết. + Bạn bè rủ rê, lôi kéo. + Sự buông lỏng giáo dục của gia đình. - Hậu quả: + Gây ảnh hưởng đến sức khỏe. + Ảnh hưởng kinh tế gia đình. + Tác động đến việc hình thành nhân cách con người, có thể dẫn đến những hành vi xấu như trộm cắp tiền cha mẹ vì các bạn còn nhỏ chưa thể kiếm ra tiền. - Giải pháp: + Nhà trường, gia đình cần có những biện pháp quản lí chặt chẽ hơn. + Người lớn cần làm gương cho giới trẻ. + Tuyên truyền mạnh mẽ để học sinh thấy được tác hại của việc hút thuốc lá. + Học sinh khi gặp áp lực có thể giải tỏa bằng cách nghe nhạc, đọc sách, 3. Tổng kết vấn đề 1. Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm và đoạn thơ cần phân tích. 2. Thân bài: 2 2.1. Phân tích Viếng lăng Bác Khổ 2: - Hình ảnh thực và ẩn dụ sóng đôi: + mặt trời thiên nhiên rực rỡ, vĩnh hằng. + mặt trời trong lăng: ẩn dụ hình ảnh Bác Hồ.
- 3. Kết bài: Tổng kết vấn đề. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT TỈNH VĨNH PHÚC NĂM HỌC 2022 – 2023 Khóa thi ngày 04.6.2022 Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian phát đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và viết ra tờ giấy thi chữ cái in hoa trước đáp án đúng: À ra vậy, bây giờ bà mới biết. Té ra nó không nhận ba nó là vì cái vết thẹo, và bà cho nó biết, ba nó đi đánh Tây bị Tây bắn bị thương - bà nhắc lại tội ác mấy thằng Tây ở đồn đầu vàm cho nó nhớ. Nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn. Sáng hôm sau, nó lại bảo ngoại đưa nó về. Nó vừa nhận ra thì ba nó đã đến lúc phải đi rồi (Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021, tr.198, 199) Câu 1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? A. Chuyện người con gái Nam Xương. B. Làng. C. Chiếc lược ngà. D. Lặng lẽ Sa Pa. Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì? A. Tự sự. B. Nghị luận. C. Biểu cảm. D. Miêu tả. Câu 3. Trong đoạn văn trên, đại từ “nó” dùng để chỉ nhân vật nào? A. Đản. B. Thu. C. Nho D. Húc. Câu 4. Phần in đậm trong câu văn “Sáng hôm sau, nó lại bảo ngoại đưa nó về” là thành phần gì trong câu? A. Chủ ngữ. B. Vị ngữ. C. Khởi ngữ. D. Trạng ngữ. II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm) Câu 5. (3,0 điểm)
- - Sự sẻ chia giúp con người học cách quan tâm đến nngười khác, sống bao dung và tích cực hơn trong cuộc đời. - Sự sẻ chia giúp con người nhận ra những giá trị tốt đẹp trong cuộc đời, biết trân trọng cuộc sống, trân trọng những người thân yêu xung quanh mình. - Sự sẻ chia đôi khi khiến con người nhận ra những giá trị khuất lấp mà xưa nay chưa từng thấy ở con người. * Bàn luận: - Phê phán, lên án những người chỉ biết sống cho bản thân, ích kỉ, không biết chia sẻ. - Học cách quan tâm, chia sẻ với người khác nhưng cũng cần sáng suốt chỉ ra những mặt bất cập để cùng nhau tốt lên. Cần phân biệt rõ ràng giữa sự chia sẻ và hùa theo một cách mù quáng. 1. Mở bài: Giới thiệu chung về tác phẩm Những ngôi sao xa xôi và nhân vật Phương Định. 2. Thân bài a. Vẻ đẹp dũng cảm, kiên cường: - Phương Định cùng đồng đội phải đảm nhận một công việc đầy gian khổ, hiểm nguy trên cung đường Trường Sơn, giữa những năm kháng chiến chống Mĩ ác liệt: 2 + Cô thuộc tổ trinh sát mặt đường, hàng ngày phải đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần phải phá bom. + Vì thế, mỗi khi máy bay ném bom phải lao lên mặt đường, đánh dấu đoạn đường bị bom phá hỏng và những quả bom chưa nổ. + Không chỉ vậy, cô và tổ trinh sát còn phải đảm đương việc phá bom nổ chậm.
- lũ trẻ con háo hức vây quanh. Đó là những kí ức làm tươi mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh. - Vào chiến trường 3 năm, phải trải qua nhiều gian khổ, thiếu thốn song PĐ vẫn giữ gìn vẹn nguyên, thế giới tâm hồn mình. Đây là một minh chứng cho sức sống mãnh liệt của cô gái trẻ này. - Tình cảm gắn bó, yêu thương cô dành cho những đồng đội: + Cô yêu thương, chiều chuộng Nho như một đứa em út trong nhà. Khi Nhọ bị thương, cô lo lắng, chăm sóc, cảm thấy đau như chính mình bị thương. + Với chị Thao: Phương Định hiểu tính cách và tình cảm của chị, cô coi chị Thao như người chị cả trong gia đình. + Khi đồng đội trên cao điểm, PĐ ở nơi an toàn trực điện đài, mà chẳng thể yên lòng: cố gắt lên với đội trưởng, cô sốt ruột chạy ra ngoài rồi lo lắng. => Tất cả đã làm hiện lên một thế giới tâm hồn, tinh tế, trong sáng, nhân hậu và vẻ đẹp nhân cách của một người thiếu nữ, sống giữa hiện thực chiến tranh khốc liệt mà vẫn tràn đầy niềm yêu thương, tin tưởng dành cho con người và cuộc sống. => Lê Minh Khuê đã khắc họa thành công nhân vật PĐ, người thiếu nữ HN với tâm hồn phong phú và lòng dũng cảm, tinh thần quên mình vì nhiệm vụ. Nhà văn đã góp cho văn xuôi chống Mĩ một trong những hình tượng sống động và đáng yêu nhất. 3. Kết bài - Nội dung: + Khắc họa thành công với những nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ là: Phương Định. Họ trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ VN trong kháng chiến chống Mĩ.