Đề đọc hiểu ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề số 47 (Có đáp án)

Câu 1: (2 điểm)

“Không có khả năng tự học, chúng ta sẽ không tiến xa được trên con đường học vấn và sự nghiệp của mình”.

Coi câu trên là câu chủ đề hãy viết tiếp đoạn văn khoảng 10-15 câu làm rõ cho câu chủ đề trên theo cách lập luận Tổng hợp - Phân tích - Tổng hợp.

docx 4 trang thihien 16/05/2023 5900
Bạn đang xem tài liệu "Đề đọc hiểu ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề số 47 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_doc_hieu_on_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van_de_so_47_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề đọc hiểu ôn thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề số 47 (Có đáp án)

  1. ĐỀ SỐ 47 Câu 1: (2 điểm) “Không có khả năng tự học, chúng ta sẽ không tiến xa được trên con đường học vấn và sự nghiệp của mình”. Coi câu trên là câu chủ đề hãy viết tiếp đoạn văn khoảng 10-15 câu làm rõ cho câu chủ đề trên theo cách lập luận Tổng hợp - Phân tích - Tổng hợp. Câu 2 (3,0 điểm) Trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, sau khi bày tỏ với vợ mình về hoàn cảnh trớ trêu của lão Hạc nhưng lại bị vợ “gạt phắt đi”, nhân vật ông giáo ngậm ngùi: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất.” (Nam Cao, Lão Hạc, Ngữ văn 8 Tập I, NXB Giáo dục 2011, trang 44) Bằng một bài văn ngắn (tối đa 02 trang), em hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩ của nhân vật ông giáo trong đoạn trích trên.
  2. khiến thị trở nên cay nghiệt và khắt khe. Sự lo lắng, vun vén nhất thời ấy trở thành tính ích kỉ, tàn nhẫn, che l ấp đi bản tính tốt đẹp của người phụ nữ. 2. Ý nghĩ của ông giáo đã khẳng định một thái độ, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo. - Trước khi đánh giá, nhận xét về ai đó, chúng ta c ần quan sát, suy nghĩ đầy đủ, phải nhìn họ bằng tấm lòng đồng cảm và đôi mắt của tình thương . Chỉ khi biết đồng cảm với mọi người xung quanh, biết trân trọng và nâng niu những điều đáng thương, đáng quí ở họ, biết tự đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của họ thì mới có thể hiểu đúng, c ảm thông và yêu thương họ sâu sắc. - Từ ý nghĩ của ông giáo cũng đ ặt ra cho mỗi người một bài học sâu sắc về cách nhìn nhận con người : cần có một đôi mắt nhìn toàn diện, khách quan, thấu đáo, bản chất, đôi mắt “cố tìm mà hiểu”, phát hiện khám phá vẻ đẹp con người bên trong - vẻ đẹp“con người trong con người”. (Học sinh chú ý phân tích ngắn gọn vẻ đẹp nhân cách của lão Hạc: một con người đôn hậu, yêu thương, nghĩa tình; một tâm hồn sáng trong, lương thiện, giàu lòng tự trọng, vị tha. Lão Hạc dù bị dồn đến đường cùng thì bản chất c ủa lão vẫn tốt đẹp, lương tri của lão vẫn tỏa sáng. Như vậy, “lão Hạc không những rất khổ mà còn rất đẹp” - Quế Hương). Có thể nói, vấn đề “đôi mắt” trở thành vấn đề cơ bản nhất trong sáng tác của Nam Cao, khẳng định tấm lòng nhân đạo sâu sắc của ng ười nghệ sĩ.