Đề đọc hiểu thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề số 4 (Có đáp án)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Chúng ta nhận rõ cái kì diệu của văn nghệ khi chúng ta nghĩ đến những người rất đông, không phải ở trốn trong một cơ quan bí mật, không phải bị giam trong một nhà pha, mà bị chung thân trong cuộc đời u tối, vất vả không mở được mắt. Những người đàn bà nha quê lam lũ ngày trước, suốt đời đầu tắt mặt tối, sống tối tăm, vậy mà biến đổi khác hẳn, khi họ ru con hoặc hát ghẹo nhau bằng một câu ca dao, khi họ chen nhau say mê xem một buổi chèo. Câu ca dao tự bao giờ truyền lại đã gieo vào bóng tối những cuộc đời cực nhọc ấy một ánh sáng, lay động những tình cảm, ý nghĩ khác thường. Và ánh đèn buổi chèo, những nhân vật ra trò, những lời nói, những câu hát làm cho những con người ấy trong một buổi được cười hả dạ hay rỏ giấu một giọt nước mắt. Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống.”

(Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi)

Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2 (0,5đ): Đối tượng được tác giả nêu ra trong đoạn trích là gì?

docx 2 trang thihien 16/05/2023 7160
Bạn đang xem tài liệu "Đề đọc hiểu thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề số 4 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_doc_hieu_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van_de_so_4_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề đọc hiểu thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề số 4 (Có đáp án)

  1. Đề đọc hiểu văn bản số 4 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Chúng ta nhận rõ cái kì diệu của văn nghệ khi chúng ta nghĩ đến những người rất đông, không phải ở trốn trong một cơ quan bí mật, không phải bị giam trong một nhà pha, mà bị chung thân trong cuộc đời u tối, vất vả không mở được mắt. Những người đàn bà nha quê lam lũ ngày trước, suốt đời đầu tắt mặt tối, sống tối tăm, vậy mà biến đổi khác hẳn, khi họ ru con hoặc hát ghẹo nhau bằng một câu ca dao, khi họ chen nhau say mê xem một buổi chèo. Câu ca dao tự bao giờ truyền lại đã gieo vào bóng tối những cuộc đời cực nhọc ấy một ánh sáng, lay động những tình cảm, ý nghĩ khác thường. Và ánh đèn buổi chèo, những nhân vật ra trò, những lời nói, những câu hát làm cho những con người ấy trong một buổi được cười hả dạ hay rỏ giấu một giọt nước mắt. Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống.” (Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi) Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2 (0,5đ): Đối tượng được tác giả nêu ra trong đoạn trích là gì? Câu 3 (0,75đ): Sự kì diệu của văn nghệ được tác giả thể hiện như thế nào? Câu 4 (1,25đ): Qua đoạn trích, anh/chị hiểu thế nào về tầm quan trọng của văn nghệ? Đáp án Đề đọc hiểu văn bản số 4 Câu 1 (0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận. Câu 2 (0,5đ): Đối tượng: người phụ nữ và văn nghệ. Câu 3 (0,75đ): Sự kì diệu của văn nghệ được tác giả thể hiện: văn nghệ đánh thức tâm hồn cằn cỗi của con người. Câu 4 (1,25đ):