Đề luyện thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề 14 (Có đáp án)

Câu 1 (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêucầu bên dưới:

[...] Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa cònđọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe vớitôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ đượcquà.

(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáodục Việt Nam, 2017).

  1. Đoạn văn được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
  2. Xác địnhphương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn.
  3. Hãy cho biết cụm từ in đậm trong đoạn văn là thành phần gì của câu? Tên gọi của thành phần đó?
docx 4 trang thihien 16/05/2023 7480
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề 14 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_luyen_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van_de_14_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề luyện thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề 14 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 14 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Câu 1 (2,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: [ ] Tôi hãy còn nhớ buổi chiều hôm đó - buổi chiều sau một ngày mưa rừng, giọt mưa còn đọng trên lá, rừng sáng lấp lánh. Đang ngồi làm việc dưới tấm ni lông nóc, tôi bỗng nghe tiếng kêu. Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà. (Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017). a) Đoạn văn được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? b) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn. c) Hãy cho biết cụm từ in đậm trong đoạn văn là thành phần gì của câu? Tên gọi của thành phần đó? d) Người kể chuyện xưng “Tôi” trong đoạn văn là ai? Việc lựa chọn người kể chuyện như vậy có ý nghĩa gì? Câu 2 (3,0 điểm) Viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về sự tự tin của con người trong cuộc sống, Trong đoạn văn sử dụng một câu có thành phần cảm thán (gạch chân cầu có thành phần cảm thán đó). Câu 3 (5,0 điểm) Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu
  2. tin vào phán đoán và suy tính để hành động ứng phó hiệu quả. Biểu hiện của sự tự tin học tập, nghiên cứu, công việc hay kinh doanh, giao tiếp hay sinh hoạt hàng ngày - Nhưng người nhút nhát, lệ thuộc người khác, hoặc luôn hoài nghi, lo sợ sẽ không làm chủ được mình và thường thất bại. Có người lại kiêu căng, tự phụ về khả năng của mình nên rất khó thành công trong cuộc sống. - Trong xã hội ngày nay, bên cạnh những bạn trẻ tự tin rất đáng trân trọng thì nhiều bạn trẻ lại sống thiếu tự tin, họ rất cần thay đổi. - Chúng ta hãy cố gắng học tập, tu dưỡng để bổ sung tri thức và kỹ năng, có sức khỏe và bản lĩnh để tự tin làm bất cứ việc gì cho lý tưởng sống của mình. Câu 3 (5,0 điểm) Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu các ý cơ bản sau: 1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đề tài bài thơ. Nêu vấn đề: tâm trạng buồn khổ, cô đơn và tuyệt vọng của Thúy Kiều ở Lầu Ngưng Bích được miêu tả qua cảnh vật. 2. Giới thiệu vị trí đoạn trích trong cốt truyện - Trước lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều thấy lòng trống trải vô cùng hướng về cảnh vật bằng cái nhìn lặng lẽ: “Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ghế ngồi”. -Cửa bể buổi chiều, một cánh buồm nhỏ bé giữa bát ngát rộng lớn, hoang vắng và xa lạ. Hình ảnh thơ ẩn dụ về cuộc sống lẻ loi, bơ vơ sau bao nhiêu tai họa của nàng Kiều. Con thuyền, cánh hoa trôi vô định, quá nhỏ bé cũng lênh đênh không biết đâu là bến bờ, như số phận mong manh cuộc đời nàng không biết ngày mai sẽ ra sao. - Những ngọn cỏ rầu rầu nội cỏ “rầu rầu” tàn lụi và héo úa. Màu xanh của cây cỏ và màu xanh của bầu trời, chân mây, mặt đất bị nhòe đi, pha lẫn vào nhau khắc vẽ cảnh vật nhuốm màu buồn chán và hoang vu, không một bóng người làm cho tăng thêm nỗi đau đơn và buồn tủi của Thúy Kiều. -Lắng nghe tiếng động của xung quanh, nhìn theo cơn gió cuốn, nhận ra bốn bề bát ngát, bốn bề sóng nước phá tan cảnh vật rộng lớn. Tiếng kêu “ầm ầm sóng vỗ” chân thực và sống động. Cuộc đời năng vừa xa gia đình chưa lâu mà sóng gió cuộc đời đã đổ ập lên cuộc sống của Kiều.