Đề luyện thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề 15 (Có đáp án)

“Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ”.

(Hành trang vào đời, NXB Tổng hợp TP HCM,2008, tr.38) “Tôi đi dạo trên bãi biển khi hoàng hôn buông xuống. Biển đông người nhưng tôi lại chú ý đến một cậu bé cứ liên tục cúi xuống nhặt thứ gì đó lên và ném xuống. Tiền lại gần hơn, tôi thấy cậu đang nhặt những con sao biển bị thủy triều đánh dạt lên bờ và némchúng trở lại đại dương.

  • Cháu đang làm gì vậy? - Những con sao biển này sắp chết vì thiếu nước, cháu phải

giúp chúng!

  • Cháu có thấy là mình đang mất thời gian không? Có hàng ngàn con sao biển như vậy. Cháu không thể nào giúp được tất cả chúng. Rồi chúng cũng sẽ phải chết thôi. Cậu bé vẫntiếp tục nhặt một con sao biển khác vànhìn tôi mỉm cười:
  • Cháu biết chứ! Nhưng cháu nghĩ mình có thể làm được điều gì đó, ít nhất là cứu sống những con sao biển này

(Theo Hạt giống tâm hồn, Từ những điều bình dị, NXB Tổng hợp TP HCM,2010,

tr.132)

Lấy câu nói và câu chuyện trên làm gợi ý, hãy viết một bài văn ngắn về chủ đề: Ý nghĩa củanhững điều nhỏ bé.

docx 8 trang thihien 16/05/2023 5540
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề 15 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_luyen_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van_de_15_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề luyện thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề 15 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 15 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN C â u 1 . “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ”. (Hành trang vào đời, NXB Tổng hợp TP HCM, 2008, tr.38) “Tôi đi dạo trên bãi biển khi hoàng hôn buông xuống. Biển đông người nhưng tôi lại chú ý đến một cậu bé cứ liên tục cúi xuống nhặt thứ gì đó lên và ném xuống. Tiền lại gần hơn, tôi thấy cậu đang nhặt những con sao biển bị thủy triều đánh dạt lên bờ và ném chúng trở lại đại dương. - Cháu đang làm gì vậy? - Những con sao biển này sắp chết vì thiếu nước, cháu phải giúp chún g! - Cháu có thấy là mình đang mất thời gian không? Có hàng ngàn con sao biển như vậy. Cháu không thể nào giúp được tất cả chúng. Rồi chúng cũng sẽ phải chết thôi. Cậu bé vẫn tiếp tục nhặt một con sao biển khác và nhìn tôi mỉm cười: - Cháu biết chứ! Nhưng cháu nghĩ mình có thể làm được điều gì đó, ít nhất là cứu sống những con sao biển này (Theo Hạt giống tâm hồn, Từ những điều bình dị, NXB Tổng hợp TP HCM, 2010, tr.132) Lấy câu nói và câu chuyện trên làm gợi ý, hãy viết một bài văn ngắn về chủ đề: Ý nghĩa của những điều nhỏ bé. C â u 2 . Bằng hiểu biết và trải nghiệm văn học của mình, em hãy bàn luận về ý kiến dưới đây của một nhà thơ Mĩ: “Nhà thơ là người phát ngôn, người đặt tên, người đại diện cái đẹp Dấu hiệu
  2. tốt hơn. + Những điều nhỏ bé giúp xã hội phát triển văn minh, con người sống chân thành và kết nối với nhau nhiều hơn. - Làm thế nào để tạo dựng những điều nhỏ bé xung quanh mình: + Cần biết sống đẹp và văn minh, biết trau dồi những tình cảm đẹp đẽ. + Lan tỏa những điều nhỏ bé, giản dị đến những người thân, người bạn. + Yêu cuộc sống của mình và luôn muốn cống hiến cho xã hội. 4. Liên hệ bản thân C â u 2 : 1. Giới thiệu vấn đề: Nhà thơ là người phát ngôn, người đặt tên, người đại diện cái đẹp Dấu hiệu và bằng chứng của nhà thơ là ở chỗ anh ta nói được những lời người khác chưa từng nói. 2. Giải quyết vấn đề 2.1 Giải thích nhận định - Nhà thơ là người phát ngôn, người đặt tên, người đại diện cái đẹp: nhà thơ là người phát hiện, người sáng tạo cái đẹp. -Dấu hiệu và bằng chứng của nhà thơ là ở chỗ anh ta nói được những lời người khác chưa từng nói: phần còn lại của nhận định đã khẳng định sáng tạo văn chương không phải là những người thợ khéo tay, chỉ làm theo một vài khuôn mẫu đưa cho, mà người nghệ sĩ phải tìm tòi, phát hiện ra những cái mới, nói như Nam Cao chính là: “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. => Nhận định đã nói lên vai trò trách nhiệm của nhà văn đối với việc sáng tạo tác phẩm. - Lí giải: Vì sao cần phải sáng tạo?
  3. luồn vào trong gió. Cách sử dụng động từ mạnh “phả” chứ không phải lan, tỏa, bay trong gió, được gió đưa đi, đánh thức cả một không gian làng quê yên bình. - Cùng với hương ổi, gió se, tín hiệu sang thu còn là sương thu lãng đãng: “sương chùng chình qua ngõ”. Những hạt sương thu ươn ướt mềm mại giăng màn qua ngõ, Mùa thu lại về, mùa thu mang theo hướng quê và sương mờ ướt lạnh. Sương được nhân hóa qua từ láy “chùng chình” đầy tâm trạng, chùng chình như chờ đợi điều gì đây? “Chúng chình” còn gợi màn sương li ti giăng mắc nơi đường thôn ngõ xóm. Phép nhân hóa còn khiến ta cảm nhận màn sương như dùng dằng, như cố ý chậm lại, nửa sang thu nửa còn như luyến tiếc mùa hạ. “Ngô” ở đây vừa là ngõ thực, vừa có thể là cửa ngõ sang mùa. - Ta thấy tác giả đã huy động mọi giác quan (khứu giác, xúc giác, thị giác) để cảm nhận những tín hiệu báo thu sang nhưng nó rất mơ hồ, mờ ảo, nhẹ nhàng nên nhà thơ vẫn băn khoăn tự hỏi: “Hình như thu đã về?”. Tinh thái từ “hình như với câu hỏi tu từ khiến ta cảm nhận tâm trạng hoài nghi, cái giật mình bối rối của nhà thơ. => Khổ 1 bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh đã diễn tả cảm xúc ngỡ ngàng, bâng khuâng của tác giả khi đón nhận sứ giả đầu tiên của mùa thu. Không chỉ vậy, ông còn cảm nhận mùa thu trong không gian dài, cao và rộng: - Cái bỡ ngỡ ban đầu tan biến đi nhường chỗ cho sự rung cảm mãnh liệt trước mùa thu. Nếu như khổ 1, bài Sang thu của Hữu Thỉnh, tín hiệu thu sang mới chỉ là những gì vô hình, mờ ảo thì sang khổ 2, những dấu hiệu của mùa thu đã rõ nét và hữu hình hơn. -Bức tranh Sang thu được Hữu Thỉnh miêu tả ở tầm nhìn cao hơn, xa rộng hơn đó là không gian bầu trời, dòng sông. - 2 câu thơ đầu có cấu trúc đổi, nhịp nhàng với những động thái trái ngược nhau nhưng rất đặc trưng cho mùa thu: “Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã”, thiên nhiên được nhân hóa vừa có hồn, vừa có tình. + Dòng sông lúc sang thu không còn cuồn cuộn, gấp gáp như trong những ngày hè mưa lũ mà dềnh dàng thong thả, lững lờ trôi như còn ngẫm ngợi, suy tư. + Đối lập với dòng sông ấy là cánh chim, những cánh chim bắt đầu vội vã, chuẩn bị cho chuyến di trú tránh rét hay cũng có thể nó vội vã về tổ lúc chiều hôm chứ không còn nhởn nhơ, rong chơi như những ngày hè.
  4. Văn nghệ 1948,Là một trong những truyện ngắn thành công nhất của Kim Lân. * Sáng tạo độc đáo của Kim Lân trong tác phẩm “Làng” - Làng của Kim Lân viết về đề tài vô cùng quen thuộc đó là tình cảm yêu làng, yêu nước của những con người trong thời kì cách mạng. Nhưng điều gì đã làm nên một ông Hai đặc biệt đến vậy, khiến người ta không thể nào quên. Để lại ấn tượng sâu đậm đó phải nói đến sự sáng tạo, công nghiên cứu tìm tòi của nhân văn Kim Lân. - Ông Hai là người yêu làng tha thiết, ở nơi tản cư ông luôn khoe về cái làng giàu tinh thần chiến đấu, với niềm tự hào sâu sắc. - Nghe tin làng theo giặc, lòng ông đau đớn đến tột cùng: Cổ nghẹn đắng; Da mặt tê rần rần; => Đau đớn đến mức như không điều khiển được thân thể của chính mình. - Ông lo lắng, xót xa, trằn trọc cả đêm: ông lo cho số phận của những đứa con sẽ bị khinh bỉ, hắt hủi vì là trẻ con làng Việt gian; Cho bao nhiêu người làng ở nơi tản cư; Cho tương lai cả gia đình. - Ông sợ hãi khi phải đối diện với cuộc sống xung quanh, lòng ông lúc nào cũng nơm nớp lo sợ. - Cái tin ấy còn khiến ông day dứt, giằng xé dữ dội: + Vì: Ông vừa yêu làng, vừa yêu nước, ông buộc phải lựa chọn giữa hai tình cảm ấy. + Cuộc đấu tranh trong tâm hồn ông được biểu hiện qua cuộc nói chuyện của ông với đứa con nhỏ: • Ông khẳng định: “nhà ta ở làng Chợ Dầu” => ông muốn con ghi nhớ Chợ Dầu là quê hương, là gốc gác, không được phép quên => là tình cảm gắn bó máu thịt của ông Hai và của hàng triệu người Việt Nam. • Ông lựa chọn “ làng theo Tây thì phải thù” => tình yêu nước và nhiệt tình ủng hộ kháng chiến của ông Hai, Lựa chọn ấy khiến ông vững vàng hơn và tin rằng đồng bào, đồng chí sẽ hiểu cho ông, cụ Hồ sẽ soi xét cho ông. => Miêu tả diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, Kim Lân đã phản ánh những nét đẹp mới trong tâm hồn người nông dân sau cách