Đề luyện thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề 3 (Có hướng dẫn giải đề)

Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Sư tử và sóc

Một con sóc muốn quyết đấu với sư tử nhân một ngày đẹp trời nọ. Sư tử liền từ chối thẳng thừng. Sóc khiêu khích: “Sư tử hùng mạnh như ngươi mà lại sợ ta?”.

Sư tử thủng thẳng trả lời: “Dẫu kết quả trận đấu có ra sao đi nữa, sau này muôn thú sẽ biết đến ngươi như kẻ đã dám thách thức với Chúa tể sơn lâm. Còn ta suốt đời sẽ mang danh tên Chúa tể sơn lâm lại đi luận võ với hạng sóc chồn tiểu tử!”.

Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt chính của câu chuyện?

Câu 2 (0,5đ): Theo em, vì sao sư tử lại từ chối lời thách thức của sóc?

Câu 3 (1đ): Câu chuyện mang ý nghĩa gì?

Câu 4 (1đ): Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì?

doc 5 trang thihien 09/05/2023 4200
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề 3 (Có hướng dẫn giải đề)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_luyen_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van_de_3_co_huong_dan_giai_d.doc

Nội dung text: Đề luyện thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề 3 (Có hướng dẫn giải đề)

  1. Đề luyện thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Đề bài I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Sư tử và sóc Một con sóc muốn quyết đấu với sư tử nhân một ngày đẹp trời nọ. Sư tử liền từ chối thẳng thừng. Sóc khiêu khích: “Sư tử hùng mạnh như ngươi mà lại sợ ta?”. Sư tử thủng thẳng trả lời: “Dẫu kết quả trận đấu có ra sao đi nữa, sau này muôn thú sẽ biết đến ngươi như kẻ đã dám thách thức với Chúa tể sơn lâm. Còn ta suốt đời sẽ mang danh tên Chúa tể sơn lâm lại đi luận võ với hạng sóc chồn tiểu tử!”. Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt chính của câu chuyện? Câu 2 (0,5đ): Theo em, vì sao sư tử lại từ chối lời thách thức của sóc? Câu 3 (1đ): Câu chuyện mang ý nghĩa gì? Câu 4 (1đ): Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì? II. Làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của câu chuyện trên. Câu 2 (5đ): Phân tích nhân vật bé Thu trong tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng Hướng dẫn giải đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn I. Đọc hiểu văn bản (3đ) Câu 1 (0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của câu chuyện là tự sự Câu 2 (0,5đ): Sư tử lại từ chối lời thách thức của sóc vì sư tử biết dù có thi đấu sóc cũng không thể thắng được mình. Câu 3 (1đ):
  2. d. Phản biện Trong cuộc sống, vẫn còn nhiều người chưa đủ chín chắn, luôn muốn thể hiện cái tôi của mình, chưa biết trân trọng những giá trị riêng của bản thân mình. 3. Kết bài Câu chuyện trên mang đến cho chúng ta nhiều suy ngẫm và giúp ta có nhận thức đúng đắn từ đó có hành động thiết thực xây dựng cuộc sống của mình. Câu 2 (5đ): Dàn ý bài văn phân tích nhân vật bé Thu trong tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng 1. Mở bài Cuộc chiến tranh chống Mỹ của dân tộc ta với biết bao câu chuyện đã trở thành huyền thoại được các nhà văn ghi lại trong số ấy phải kể đến "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng. Nhân vật bé Thu trong truyện đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc về tình thương cha mãnh liệt và có cá tính mạnh mẽ. 2. Thân bài a. Khái quát nhân vật bé Thu ✓ Bé Thu ngay từ khi xuất hiện đã để lại ấn tượng khó quên: "một đứa bé độ tám tuổi tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà" => cô bé đáng yêu, hồn nhiên, nhí nhảnh. ✓ Bé Thu phải chịu cảnh thiếu thốn tình cảm của cha: cha đi kháng chiến khi bé chưa đầy 1 tuổi, không thể nhớ được mặt của cha. b. Hành động của bé Thu khi ông Sáu trở về ✓ Khi nghe tiếng người ba gọi mình với hai cánh tay dang ra đầy đón đợi, Thu chỉ biết "trợn mắt nhìn ngơ ngác, lạ lùng" ròi bỗng nhiên "mặt nó tái đi rồi vụt chạy" chỉ vì người đàn ông ấy không giống trong bức ảnh mà nó có.
  3. bên má của ba nó". Đó như là cách để cô bé bù đắp những nỗi đau, những tổn thương đã gây ra cho ba. Và khi cuộc chia tay sắp kết thúc "nó dang cả hai chân câu chặt lấy ba nó". => Đến đây, mọi cảm xúc của bé như vỡ òa, bé nhận ra người ba mà mình hết lòng yêu thương và nhớ nhung bao lâu nay, tiếng gọi ba tuy có hơi muộn màng nhưng lại vô cùng xúc động. d. Sau khi ba đi ✓ Tình yêu thương cha vô bờ của bé Thu còn được thể hiện trong ước mơ mà con bé gửi cho ba "ba mua cho con một cây lược nghe ba". ✓ Bất chấp sự khốc liệt của chiến tranh, theo thời gian, bé Thu đang dần trưởng thành, nét nữ tính của một người con gái vẫn lặng lẽ lớn dần lên. 3. Kết bài Với cái nhìn của người từng trải, Nguyễn Quang Sáng đã làm sống dậy hình ảnh một bé Thu hồn nhiên, bướng bỉnh mà giàu tình cảm. Câu chuyện đã khép lại mà vẫn còn văng vẳng đâu đây tiếng gọi ba đến xé lòng của bé Thu. Đó thực sự là một vang âm ám ảnh trong lòng người đọc hôm nay và mai sau