Đề luyện thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề 4 (Có hướng dẫn giải đề)

Đọc hiểu văn bản (3đ):

“Mùa thu nay khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi

Gió thổi rừng tre phấp phới

Trời thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha!

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa”

(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)

Câu 1 (0,5đ): Thể thơ được sử dụng trong đoạn trích là gì?

Câu 2 (0,75đ): Đoạn thơ sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng.

Câu 3 (0,75đ): Hai câu thơ: “Trời xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng ta” mang ý nghĩa gì?

Câu 4 (1đ): Đoạn thơ đã giúp em rút ra ý nghĩa gì?

doc 5 trang thihien 09/05/2023 6880
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề 4 (Có hướng dẫn giải đề)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_luyen_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van_de_4_co_huong_dan_giai_d.doc

Nội dung text: Đề luyện thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề 4 (Có hướng dẫn giải đề)

  1. Đề luyện thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Đề bài I. Đọc hiểu văn bản (3đ): “Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha! Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa” (Đất nước - Nguyễn Đình Thi) Câu 1 (0,5đ): Thể thơ được sử dụng trong đoạn trích là gì? Câu 2 (0,75đ): Đoạn thơ sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng. Câu 3 (0,75đ): Hai câu thơ: “Trời xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng ta” mang ý nghĩa gì? Câu 4 (1đ): Đoạn thơ đã giúp em rút ra ý nghĩa gì? II. Làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” Câu 2 (5đ): Vẻ đẹp của Thúy Kiều trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” Hướng dẫn giải đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn
  2. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” 2. Thân bài a. Giải thích “Bầu, bí” vốn là loài thực vật quen thuộc với người dân, gắn liền với thơ ca, văn học dân gian Việt Nam. Câu nói mang ý nghĩa: dù bầu và bí có khác giống nhưng khi được trồng chung một giàn thì hãy yêu thương, quấn quýt bên nhau. Cũng giống như con người Việt Nam ta, dù có khác nhau về giới tính, về dòng họ nhưng đều có điểm chung là con dân trên lãnh thổ Việt Nam thì hãy yêu thương, giúp đỡ và đùm bọc lẫn nhau. b. Phân tích ✓ Khi con người yêu thương nhau sẽ tạo nên sức mạnh đại đoàn kết dân tộc giúp đất nước ngày càng vững mạnh hơn. ✓ Khi con người sống trong một xã hội có sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau sẽ giúp chúng ta hình thành những phẩm chất tốt đẹp. ✓ Yêu thương, giúp đỡ nhau sẽ làm nền tảng vững chắc cho lòng yêu nước. c. Chứng minh Học sinh tự lấy dẫn chứng phù hợp với bài làm của mình. Lưu ý: lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu. d. Phản biện Trong cuộc sống, vẫn còn nhiều người có suy nghĩ chưa thực sự đúng đắn, tự tách mình ra khỏi sức mạnh đoàn kết dân tộc. 3. Kết bài Câu tục ngữ mang đến cho chúng ta nhiều suy ngẫm và giúp ta có nhận thức đúng đắn từ đó có hành động thiết thực xây dựng quê hương, đất nước của mình. Câu 2 (5đ): Dàn ý bài văn vẻ đẹp của Thúy Kiều trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”
  3. ✓ Hóa công như đã ưu đãi dành cho Kiều tất cả "Sắc đành đòi một, tài đành họa hai". Sắc đẹp của Kiều chỉ có một trên đời, còn phần tài năng, họa lắm mới có nười thứ hai. ✓ Thông minh bẩm sinh "tính trời", tài hoa lỗi lạc xuất chúng: thơ tài, họa giỏi, đàn hay; môn nghệ thuật nào nàng cũng tuyệt giỏi, cũng thành "nghề", "ăn đứt" thiên hạ. ✓ Nguyễn Du đã không tiếc lời ca ngợi Thúy Kiều bằng một số từ ngữ biểu thị giá trị tuyệt đối: vốn sẵn tính trời, pha nghề, đủ mùi làu bậc nghề riêng ăn đứt d. “Khúc nhà tay dựng nên chương . . Tường đông ong bướm đi về mặc ai.” ✓ Sắc đẹp kiều diễm "hoa ghen liễu hờn " với bản đàn "Bạc mệnh" mà nàng sáng tác ra "lại càng não nhân" như gợi ra trong tâm hồn chúng ta một ám ảnh "định mệnh". ✓ Thúy Kiều không chỉ có tài sắc mà còn có đức hạnh. Nàng được hưởng một nền giáo dục theo khuôn khổ của lễ giáo, của gia phong. Tuy sống trong cảnh "phong lưu rất mực hồng quần", đã tới "tuần cập kê" nhưng nàng là một thiếu nữ có gia giáo, đức hạnh. 3. Kết bài Dưới ngòi bút của Nguyễn Du, nàng Kiều khiến bạn đọc phải ngưỡng mộ và yêu mến cả về tài sắc và đức hạnh của nàng. Nhiều năm tháng qua đi nhưng Kiều vẫn mãi để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong mỗi người.