Đề thi thử tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn (Có đáp án)

Câu 1/. (08 điểm) Từ nội dung của hai bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu
đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, em hãy viết một đoạn văn tổng hợp – phân tích –
tổng hợp (khoảng 2/3 trang giấy thi) làm rõ nhận định sau:
“Nhân dân Việt Nam vốn bình dị, hiền hòa nhưng khi Tổ quốc kêu gọi, mỗi con người
luôn biết “hiến đời mình để làm một chiến công”.
pdf 3 trang Mạnh Hoàng 25/01/2024 1500
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_thu_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề thi thử tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn (Có đáp án)

  1. K 12 Câu 1/. (08 điểm) Từ nội dung của hai bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, em hãy viết một đoạn văn tổng hợp – phân tích – tổng hợp (khoảng 2/3 trang giấy thi) làm rõ nhận định sau: “Nhân dân Việt Nam vốn bình dị, hiền hòa nhưng khi Tổ quốc kêu gọi, mỗi con người luôn biết “hiến đời mình để làm một chiến công”. Câu 2/. (12 điểm) Dưới đây là một phần trong lệnh truyền của vua Quang Trung với quân lính: “Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị.( ) Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn.” (Trích Ngữ văn 9, tập một – NXB Giáo dục, 2012) 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? 2. Nhà vua nói “ đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định điều gì? Hãy chép 02 câu trong bài thơ Sông núi nước Nam có nội dung tương tự. 3. Từ đoạn trích trên, với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về hình ảnh những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc. GỢI Ý LÀM BÀI Câu 1/. (08 điểm) 1. Nhân dân Việt Nam ôn hòa, chuộng hòa bình. Lịch sử vẻ vang nghìn năm văn hiến của dân tộc có được hôm nay lại là biết bao xương máu mồ hôi của đồng bào Việt Nam. Càng hiểm nguy thì họ càng bước tới một cách dứt khoát, vì nghĩa vụ, vì quyền lợi, không ngại hy sinh, họ sẵn sàng''hiến đời mình để làm một chiến công''. 2. - “Nhân dân Việt Nam vốn bình dị, hiền hòa” : Họ là những con người chân chất, hiền lành ở mọi miền đất nước “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”, giản dị đến mức phớt đời “bụi phun tóc trắng như người già” vẫn ung dung châm điếu thuốc, nhìn nhau qua gương mặt lấm bẩn bụi Trường Sơn và cất lên tiếng cười sảng khoái “ha ha!” vang dội núi rừng. - Thế nào là ''hiến đời mình để lập một chiến công''? Là dâng hiến một cách tự nguyện cuộc đời mình phụng sự lý tưởng của Đảng, của Nhà nước, vì độc lập, tự do, hòa bình dân tộc con người Việt Nam hiếu khách, luôn theo đuổi chủ trương hòa bình - hữu nghị - hợp tác cùng phát triển, nhưng không vì thế mà nhu nhược, chịu yếu kém khi bị các nước khác - 1 -
  2. 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí. Tác giả là nhóm Ngô Gia Văn Phái, gồm có Ngô Thì Chí (1758-1788) và Ngô Thì Du (1772-1840). 2. Lời nói của nhà vua “Đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương B ắc chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định chủ quyền của đất nước và kín đáo bày tỏ niềm tự hào về chủ quyền đất nước và sự bình đẳng gi ữa phương Bắc với phươngNam. Trong bài thơ Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt có hai câu mang nội dung tương tự : Sông núi nước Nam vua Nam ở Vằng vặc sách trời chia xứ sở (Nam qu ốc sơn hà Nam đế cư Tuy ệt nhiên định phận tại thiên thư) 3. Yêu cầu: Trình bày được suy nghĩ về hình ảnh người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ bi ển đảo thiêng liêng của dân tộc. 1. Việt Nam là một quốc gia nằm ven biển. Lãnh thổ bao gồm đất liền và rất nhiều hả i đảo. Bên cạnh những người chiến sĩ bảo vệ chủ quyền của đất nước trên đất liền, trên không, chúng ta không thể không nghĩ tới những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc. 2. Các anh là những người sống trong một khung cảnh có nhiều khó khăn gian kh ổ: sống giữa biển khơi, đầy nắng gió, thường xuyên gặp phải bão tố. Cuộc sống của các anh thiếu thốn phương tiện so với người dân ở đất liền: thiếu nước ngọt, thiếu sách báo, Xa gia đình, xa người thân nên nhiều khi phải trải qua những nỗi buồn da diết vì nhớ nhà. Tuy đầy gian khổ và khó khăn nhưng những điều này không làm mềm đi ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân, nhất là những ngư dân trên biển cả. Đất nước được toàn vẹn, cuộc sống vẫn phát triển bình thường, hàng ngày các em được bình yên đến trường, bữa cơm mỗi ngày không thiếu những sản phẩm của biển cả, nhờ có m ột phần không nhỏ công sức và sự hy sinh thầm lặng của các anh. 3. Hình ảnh của các anh chiến sĩ ngoài biển đảo là những hình ảnh hào hùng ẩn chứa vẻ đẹp của sự hy sinh vì nghĩa lớn. HẾT - 3 -