Đề thi thử tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Phòng GD và ĐT Kinh Môn (Có đáp án)

Câu 2. (3.0 điểm)
Tự lập là một trong những yếu tố cần thiết làm nên sự thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tính tự lập của các bạn học sinh hiện nay.
doc 8 trang Mạnh Hoàng 25/01/2024 980
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Phòng GD và ĐT Kinh Môn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề thi thử tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Phòng GD và ĐT Kinh Môn (Có đáp án)

  1. UBND THỊ XÃ KINH MÔN ĐỀ GIỚI THIỆU THI TUYỂN SINH VÀO THPT PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC: 2019 - 2020 MÔN : Ngữ Văn- Lớp 9 Thời gian làm bài: 120 phút (Đề thi gồm có: trang, câu) Câu 1. (2.0 điểm) Cho khổ thơ: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi ! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hang. a. Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào? Của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác? b. Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh hàng tre trong khổ thơ trên? Câu 2. (3.0 điểm) Tự lập là một trong những yếu tố cần thiết làm nên sự thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống. Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tính tự lập của các bạn học sinh hiện nay. Câu 3. (5.0 điểm) Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong đoạn trích ”Làng” của Kim Lân Hết
  2. * Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề hoặc sai cơ bản về kiến thức đưa ra hoặc không viết nội dung này. Câu 2. (3,0 điểm) I. Tiêu chí về nội dung (2,5 điểm): Bài viết cần bám sát các yêu cầu về nội dung sau: 1. Mở bài (0,25 điểm) – Giới thiệu, dẫn dắt người đọc về tính tự lập. – Khái quát về tính tự lập. * Mức tối đa (0,25 điểm): Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề hay, ấn tượng, sáng tạo. * Mức không đạt (0 điểm): Mở bài không đạt yêu cầu hoặc không có mở bài. 2. Thân bài (2,0 điểm) - Giải thích: : Tự lập: là khả năng tự đứng vững và không cần sự giúp đỡ của người khác. 0,25 điểm) - Chứng minh: 0,75điểm + Khẳng định: Tự lập là một trong những yếu tố cần thiết làm nên sự thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống. + Tác dụng của người có tính tự lập: Trong học tập, người học sinh có tính tự lập sẽ có thái độ chủ động, tích cực, có động cơ và mục đích học tập rõ ràng, đúng đắn. Từ đó, nó sẽ giúp cho học sinh tìm được phương pháp học tập tốt. Kiến thức tiếp thu được vững chắc. Bản lĩnh được nâng cao. - Đánh giá (0,5) Tính tự lập trong học tập là tiền đề để tạo nên sự tự lập trong cuộc sống. Điều đó, là một yếu tố rất quan trọng giúp cho học sinh có được tương lai thành đạt. Tính tự lập là một đức tính vô cùng quan trọng mà học sinh cần có, vì không phải lúc nào cha mẹ, bạn bè và thầy cô cũng ở bên cạnh họ để giúp đỡ họ. Nếu không có tính tự lập, khi ra đời học sinh sẽ dễ bị vấp ngã, thất bại và dễ có những hành động nông nỗi, thiếu kiềm chế. (0,25 điểm) - Liên hệ mở rộng (0,25) Tác hại của người không có tính tự lập: Hiện nay, nhiều học sinh không có tính tự lập trong học tập. Họ có những biểu hiện ỷ lại, dựa dẫm vào bạn bè, cha mẹ. Từ đó, họ có những thái độ tiêu cực : quay cóp, gian lận trong kiểm tra, trong thi cử; không chăm ngoan, không học bài, không làm bài, không chuẩn bị bài. Kết quả: những học sinh đó thường rơi vào loại yếu, kém cả về hạnh kiểm và học tập.
  3. I. Tiêu chí về nội dung (4,0 điểm): Bài viết cần bám sát các yêu cầu về nội dung sau: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau: 1. Mở bài (0,5 điểm) - Dẫn dắt vấn đề( Giới thiệu tác giả Kim Lân, về truyện ngắn làng) - Khái quát về nhân vật ông Hai. * Mức tối đa (0,5 điểm): Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề hay, ấn tượng, sáng tạo. * Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề song chưa hay, chưa thật ấn tượng * Mức không đạt (0 điểm): Mở bài không đạt yêu cầu hoặc không có mở bài. 2. Thân bài (3,0 điểm) a. Giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt khái quát truyện, hoàn cảnh của nhân vật (0,5 điểm) - 1948- Những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp - Truyện kể về ông Hai- người nông dân- Làng chợ Dầu - Ông Hai đi tản cư- nhớ làng, khoe về làng * Mức tối đa (0,5 điểm): Học sinh viết đảm bảo các yêu cầu trên, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả. * Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Học sinh có nêu được một số yêu cầu trên, còn mắc lỗi diễn đạt, mắc lỗi chính tả. * Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề hoặc sai cơ bản về kiến thức đưa ra hoặc không viết nội dung này. b. Chứng minh tình cảm yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của nhân vật ông Hai (2,0 điểm) - Ông quan tâm đến làng, đến kháng chiến: + Nhớ về làng. Nhớ anh em đào đường đắp ụ + Thường xuyên đến phong thông tin theo dõi tin tức kháng chiến. Niềm vui sướng khi ta thắng lớn - Ông đã đau khổ tuyệt vọng khi hay tin làng theo giặc: Phân tích diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin dữ: Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây + Ông đã bàng hoàng sững sờ khi nghe tin: cổ ông lão nghẹ ắng, da mặt tê + Ông đã xấu hổ nhục nhã đi trong sự lảng tránh như chính mình là thủ phạm
  4. - Liên hệ bản thân * Mức tối đa (0,5 điểm): Học sinh viết đảm bảo các yêu cầu trên, tạo được dư âm cho bài viết * Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Học sinh có nêu được một số yêu cầu trên, còn mắc lỗi diễn đạt, mắc lỗi chính tả. * Mức không đạt (0 điểm): Kết bài không đạt yêu cầu hoặc không có kết bài II. Các tiêu chí khác (1,0 điểm) 1. Hình thức (0,5 điểm) * Mức tối đa (0,5 điểm): Học sinh viết được một bài văn với đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài); trình bày bài sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả. * Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Còn mắc lỗi trong khi trình bày, mắc lỗi chính tả. * Mức không đạt (0 điểm): Học sinh chưa hoàn thiện bố cục bài viết, thiếu nhiều ý, mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt. 2. Sáng tạo (0,25 điểm) * Mức tối đa (0,25 điểm): Bài viết thể hiện sự tìm tòi, tự học hỏi, sáng tạo của bản thân. *Mức không đạt (0 điểm): Bài làm không có tính sáng tạo. 3. Lập luận (0,25 điểm) * Mức tối đa (0,25 điểm): Học sinh biết cách lập luận chặt chẽ, phát triển ý tưởng đầy đủ theo trật tự lô gic giữa các phần: mở bài, thân bài, kết bài; thực hiện khá tốt việc liên kết câu, liên kết đoạn trong bài viết. Biết đưa ra những quan điểm cá nhân khi nghị luận * Mức không đạt (0 điểm): Học sinh không biết cách lập luận, hầu hết các phần trong bài viết rời rạc, không biết phát triển ý, các ý trùng lặp, lộn xộn .Hết