Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề số 1 (Có đáp án)

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Mẹ và Quả

Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng.

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?

(Nguyễn Khoa Điềm)

Câu 1 (0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?

Câu 2 (0,75đ): Bài thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng.

Câu 3 (0,75đ): Hình ảnh “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?” gợi cho em suy nghĩ gì?

Câu 4 (1đ): Nêu suy nghĩ của em về bài thơ trên.

doc 5 trang thihien 09/05/2023 6560
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề số 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_vao_lop_10_mon_ngu_van_de_so_1_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề số 1 (Có đáp án)

  1. Đề thi vào lớp 10 môn Văn có đáp án (Đề thi thử số 1) I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Mẹ và Quả Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng. Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi. Và chúng tôi, một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh? (Nguyễn Khoa Điềm) Câu 1 (0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? Câu 2 (0,75đ): Bài thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng. Câu 3 (0,75đ): Hình ảnh “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?” gợi cho em suy nghĩ gì? Câu 4 (1đ): Nêu suy nghĩ của em về bài thơ trên. II. Làm văn (7đ) Câu 1 (2đ): Từ bài thơ trên, hãy viết bài văn nghị luận về tình mẫu tử. Câu 2 (5đ): Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
  2. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tình mẫu tử. 2. Thân bài a. Giải thích Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trong những tình cảm của con người. Đó không chỉ là tình cảm mà người mẹ dành cho con mà còn là sự hiếu kính, biết ơn, yêu thương dành cho mẹ của phận làm con. b. Phân tích Tình mẫu tử là tình cảm đầu tiên mà mỗi chúng ta nhận được từ khi còn trong bụng mẹ, được mẹ yêu thương, nuôi nấng lớn lên từng ngày. Tình mẫu tử góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách cũng như nuôi dưỡng những tình cảm khác của người con. Tình mẫu tử là gốc rễ tạo động lực cho chúng ta vượt qua những khó khăn, thử thách của cuộc sống. c. Chứng minh Mỗi học sinh lấy ít nhất 2 dân chứng về tình mẫu tử. (Dân chứng nổi bật, tiêu biểu được nhiều người biết đến). d. Phản biện Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người thiếu thốn tình mẫu tử. Vì bất cứ lí do thì chúng ta cũng cần yêu thương, đồng cảm nhiều hơn với những hoàn cảnh này. 3. Kết bài Khái quát lại ý nghĩa của tình mẫu tử. Câu 2 (5đ): Dàn ý Phân tích nhân vật Phương Định 1. Mở bài
  3. → Ấy vậy mà Phương Định vẫn đùa vui trong gian khổ, coi thường thương tích, coi rằng công việc của mình cũng có cái thú vị riêng. c. Tình cảm gắn bó với đồng chí, đồng đội Yêu mến đồng đội, quan tâm, tôn trọng tất cả những người bạn, người anh em cùng sống và chiến đấu với mình. Phương Định miêu tả chị Nho và chị Thao đầy trìu mến, khi miêu tả các anh bộ đội, khi Phương Định chăm sóc chị Nho. Lo lắng, sốt ruột khi đồng đội lên cao điểm chưa về. 3. Kết bài Khái quát lại nhân vật và giá trị của tác phẩm.