Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề số 8 (Có đáp án)

I. Đọc hiểu văn bản (2đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Tôi là con gái Hà nội. Nói một cách kiệm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như cái đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!". Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng.

Không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm tôi. Hỏi thăm hoặc viết những thư dài gửi đường dây, làm như ở cách nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau hàng ngày. Tôi không săn sóc, vồn vã. Khi bọn bạn gái tôi xúm nhau lại đối đáp với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy, tôi thường đứng ra xa, khoanh hai tay trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt. Nhưng chẳng qua tôi điệu thế thôi. Thực tình trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ.”

Câu 1 (0,5đ): Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? Nêu tên tác giả.

Câu 2 (0,5đ): Nhân vật trong đoạn trích được miêu tả là người thế nào?

Câu 3 (1đ): Câu nói cuối của đoạn trích gợi lên cho em suy nghĩ gì?

doc 5 trang thihien 09/05/2023 7640
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề số 8 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_vao_lop_10_mon_ngu_van_de_so_8_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề số 8 (Có đáp án)

  1. Đề thi vào lớp 10 môn Văn có đáp án (Đề thi thử số 8) I. Đọc hiểu văn bản (2đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Tôi là con gái Hà nội. Nói một cách kiệm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như cái đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!". Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng. Không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm tôi. Hỏi thăm hoặc viết những thư dài gửi đường dây, làm như ở cách nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau hàng ngày. Tôi không săn sóc, vồn vã. Khi bọn bạn gái tôi xúm nhau lại đối đáp với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy, tôi thường đứng ra xa, khoanh hai tay trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt. Nhưng chẳng qua tôi điệu thế thôi. Thực tình trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ.” Câu 1 (0,5đ): Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? Nêu tên tác giả. Câu 2 (0,5đ): Nhân vật trong đoạn trích được miêu tả là người thế nào? Câu 3 (1đ): Câu nói cuối của đoạn trích gợi lên cho em suy nghĩ gì? II. Làm văn (8đ) Câu 1 (3đ): Nghị luận về tình trạng ăn quà vặt của học sinh hiện nay. Câu 2 (5đ): Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Đồng chí của tác giả Chính Hữu. Đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn I. Đọc hiểu văn bản (2đ): Câu 1 (0,5đ):
  2. c. Hậu quả Việc ăn quà vặt trước hết gây mất mĩ quan trường học, khiến cho hình ảnh các bạn học sinh trở nên xấu xí, bên cạnh đó, nó cũng tạo ra thói quen xấu cho các bạn. Nhiều bạn ý thức chưa tốt xả rác thải làm ô nhiễm môi trường. Lâu dần việc ăn quà vặt sẽ lan rộng, phổ biến hơn nữa gây tiêu cực trong trường lớp. d. Giải pháp Các bạn học sinh phải tự nhận thức đúng đắn về việc ăn quà vặt đúng nơi đúng chỗ, giữ gìn vệ sinh chung. Gia đình cần tìm cách hạn chế việc ăn quà vặt của con em mình, nhà trường cần đề ra những chính sách để ngăn chặn tình trạng ăn quà vặt. 3. Kết bài Khái quát lại vấn đề nghị luận: vấn đề ăn quà vặt của học sinh hiện nay; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân. Câu 2 (5đ): Dàn ý Phân tích bài thơ Đồng chí 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Chính Hữu và bài thơ Đồng chí. 2. Thân bài a. Đoạn thơ thứ nhất (Quê hương anh Đồng chí!). Giới thiệu quê hương, xuất thân của mình và đồng đội: “nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá” → cùng chung cảnh ngộ nghèo khó, là những người nông dân chất phác, mộc mạc. Hoàn cảnh quen biết: “chẳng hẹn quen nhau”: chiến tranh đã đưa những người nông dân này thành chiến sĩ chiến đấu cùng nhau, thân quen nhau và trở thành đôi bạn thân thiết.
  3. “Đầu súng trăng treo” hình ảnh liên tưởng thú vị, mũi súng ngửa lên trời giống như chiếc giá đỡ ánh trăng tròn, tạo cảm giác thi vị, làm cho người đọc hiểu thêm về khung cảnh chiến đấu. 3. Kết bài Nêu khái quát lại nội dung, nghệ thuật và giá trị của tác phẩm.