Đề thi thử vào Lớp 10 THPT lần 1 môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Phòng GD và ĐT Thị xã Kinh Môn (Có đáp án)

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Do tác giả nào sáng tác? (0,5 điểm)
Câu 2: Xác định từ ngữ xưng hô trong đoạn văn. Việc sử dụng từ ngữ xưng hô đó nhằm thể hiện điều gì? (1,0 điểm)
docx 5 trang Mạnh Hoàng 25/01/2024 1180
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 THPT lần 1 môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Phòng GD và ĐT Thị xã Kinh Môn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_thu_vao_lop_10_thpt_lan_1_mon_ngu_van_nam_hoc_2020_20.docx

Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 THPT lần 1 môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Phòng GD và ĐT Thị xã Kinh Môn (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD & ĐT TX KINH MÔN ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT Đề giới thiệu NĂM HỌC 2020- 2021-MÔN NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao đề Đề thi gồm 01 trang Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi " Chàng vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng mà nói vọng vào: - Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa. Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất." ( Trích Ngữ văn 9 - Tập 1, NXBGD Việt Nam - 2014, trang 48 ) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Do tác giả nào sáng tác? (0,5 điểm) Câu 2: Xác định từ ngữ xưng hô trong đoạn văn. Việc sử dụng từ ngữ xưng hô đó nhằm thể hiện điều gì? (1,0 điểm) Câu 3: Lời thoại trong đoạn văn trên là lời của ai nói với ai? Theo em lời thoại đó gợi cho ta hiểu điều gì về tâm hồn của nhân vật? (1,5 điểm) Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1 ( 2,0 điểm) “Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác ( phương châm lịch sự )." Từ những suy nghĩ của mình, em hãy viết một đoạn văn chia sẻ với mọi người về giá trị của phương châm hội thoại trên trong cuộc sống. Câu 2 ( 5,0 điểm) Cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du trong đoạn thơ sau : "Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang. Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da. Kiều càng sắc sảo mặn mà, So bề tài sắc lại là phần hơn: Làn thu thủy nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh. Một hai nghiêng nước, nghiêng thành, Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai. Thông minh vốn sẵn tính trời, Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm. Cung thương làu bậc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương. Khúc nhà tay lựa nên chương, Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân." (Trích "Chị em Thuý Kiều" - Ngữ văn 9 Tập 1, Nhà XBGD Việt Nam, trang 81) Hết
  2. + Làm cho mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống : tạo sự hài hòa, vui vẻ; 0,5 nhận lại được sự tôn trọng của người khác dành cho mình; đạt được những kết quả tốt đẹp, tạo nên sự thành công của bản thân mỗi người + Nếu không biết tế nhị và tôn trọng người khác trong giao tiếp có thể ảnh 0,25 hưởng xấu tới bản thân và mối quan hệ giữ mọi người trong xã hội: thất bại trong cuộc sống thậm chí dẫn đến những bi kịch đau đớn khiến chúng ta 0,25 phải day dứt suốt đời. ( lấy một số dẫn chứng minh họa chung cho những ý trên) . - Bài học: Cần rèn luyện hành vi ứng xử, hoàn thiện nhân cách Đảm bảo 0.25 sự tế nhị và biết tôn trọng người khác để đạt được hiệu quả trong giao tiếp. Chú ý: Nếu bài làm của học sinh đưa ra ý kiến khác nhưng phân tích, lý giải hợp lý, thuyết phục vẫn cho đủ điểm. Câu 2 ( 5,0 điểm) * Về kĩ năng: - Viết đúng kiểu bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học. - Văn viết trong sáng, giàu cảm xúc. - Cảm nhận chính xác, hợp lí, thuyết phục - Bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, trình bày logic, ít lỗi câu, từ, chính tả. Bài viết cũng cần thể hiện kĩ năng cảm thụ và phân tích một đoạn thơ để nói lên cảm nhận của mình về đoạn thơ ấy * Về kiến thức: Nội dung Điểm * Mở bài: - Dẫn dắt vấn đề: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, văn bản, đoạn thơ. 0,25 - Nêu vấn đề: Đoạn thơ gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân và Thuý Kiều . Thể hiện rõ nét cảm hứng nhân văn của nhà thơ. * Thân bài 1. Giải thích : Cảm hứng nhân văn: cảm hứng trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp, 0,25 tài năng của con người, yêu thương, lo lắng cho số phận con người. 2. Biểu hiện, cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du 2.1.Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp nhan sắc của con người. * Vẻ đẹp củaThúy Vân ( 4 câu đầu) : 1,0 + "Trang trọng khác vời" : Lời giới thiệu và nhận xét vẻ đẹp cao sang, quí phái, khác thường, ít người sánh được + "Khuôn trăng, nét ngài, hoa cười, ngọc thốt, mây thua tóc, tuyết nhường da " : Miêu tả chi tiết, cụ thể: khuôn mặt, đôi mày,mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói - Hình ảnh : ước lệ tượng trưng, nghệ thuật ẩn dụ , kết hợp đối, liệt kê 1,0 => Gợi ra vẻ đẹp đầy sức sống nhưng phúc hậu, đoan trang, đầy đặn trong sự hòa hợp với thiên nhiên * Vẻ đẹp của Thuý Kiều : Có vẻ đẹp sắc sảo tinh anh của trí tuệ, mặn mà, đằm thắm của tâm hồn + Làn thu thuỷ , nét xuân sơn: đôi mắt trong sáng, long lanh như nước mùa thu, đôi mày thanh tú trẻ trung như nét núi mùa xuân. Vẻ đẹp mang chiều sâu tâm hồn, tình cảm và trí tuệ của con người ( Đôi mắt thể hiện nét tinh anh của trí tuệ và tâm hồn ).
  3. * Kết bài: 0,25 - Khẳng định lại giá trị và cảm hứng nhân đạo của đoạn thơ nói riêng, đoạn trích và Truyện Kiều nói chung - Suy nghĩ, liên hệ Đánh giá điểm: Điểm 4-5: Đáp ứng được hầu hết các yêu cầu trên. Luận điểm rõ ràng. Dẫn chứng đầy đủ, chính xác. Văn giàu cảm xúc. Liên hệ mở rộng tốt, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về câu, từ, chính tả. Điểm 2-3: Đáp ứng được 2/3 yêu cầu trên. Văn có cảm xúc. Đầy đủ dẫn chứng. Tuy nhiên đỗi chỗ còn sa vào phân tích tác phẩm hoặc liên hệ mở rộng chưa sâu. Mắc một số lỗi nhỏ về kĩ năng. Điểm 1-2: Đáp ứng khoảng một nửa yêu cầu trên. Còn nặng về phân tích, kể lể hoặc thiếu phần liên hệ mở rộng. Mắc một số lỗi về kĩ năng. Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc viết những điều không liên quan đến yêu cầu của đề bài. *Chú ý : Hướng dẫn chấm chỉ nêu một hướng giải quyết vấn đề. Khi chấm giám khảo cần chủ động vận dụng linh hoạt biểu điểm. Đối với những cách cảm nhận khác, cách diễn đạt khác mà hợp lí, thuyết phục cần được tôn trọng, đánh giá, cho điểm một cách thỏa đáng. .Hết .