Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 9 (Có đáp án)

Câu 2 (0,75đ): Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong đoạn thơ là gì? Nêu tác dụng.
Câu 3 (1đ): Qua đoạn thơ, em nêu cảm nhận của mình về tình yêu đôi lứa ngày xưa?
doc 5 trang Mạnh Hoàng 25/01/2024 1760
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_thu_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_de_so_9_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Đề số 9 (Có đáp án)

  1. Đề thi vào lớp 10 môn Văn có đáp án (Đề thi thử số 9) I. Đọc hiểu văn bản (2đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Nhà em có một giàn giầu Nhà anh có một hàng cau liên phòng Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào? (Tương tư - Nguyễn Bính) Câu 1 (0,25đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Câu 2 (0,75đ): Biện pháp nghệ thuật nổi bật trong đoạn thơ là gì? Nêu tác dụng. Câu 3 (1đ): Qua đoạn thơ, em nêu cảm nhận của mình về tình yêu đôi lứa ngày xưa? II. Làm văn (8đ) Câu 1 (3đ): Nêu suy nghĩ của em về tính kiêu căng, tự mãn của con người. Câu 2 (5đ): Phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều. Đáp án Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn I. Đọc hiểu văn bản (2đ): Câu 1 (0,25đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ lục bát. Câu 2 (0,75đ): Biện pháp nghệ thuật nổi bật: ẩn dụ (cau, giầu, thôn Đoài, thôn Đông để chỉ người con trai và con gái trong tình yêu) và câu hỏi tu từ (Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?). Tác dụng: nhấn mạnh nỗi nhớ và tình cảm tha thiết dành cho người thương đồng thời làm cho những câu thơ giàu hình ảnh hơn, hấp dẫn người đọc.
  2. Nếu con người bỏ được tính kiêu căng và tự mãn sẽ trở nên khiêm tốn, đáng yêu, nhận được sự yêu quý của mọi người xung quanh, cuộc sống của người đó sẽ trở nên tốt đẹp hơn và cộng đồng cũng trở nên tốt đẹp hơn. c. Chứng minh Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người kiêu căng và tự mãn dẫn đến hậu quả xấu làm minh chứng cho bài làm văn của mình. Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực, được nhiều người biết đến. d. Phản biện Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có những con người sống với lòng khiêm tốn cùng nhiều đức tính tốt đẹp khác được mọi người yêu quý, tin tưởng và tín nhiệm, những người này xứng đáng là tấm gương để học tập theo. 3. Kết bài Khái quát lại vấn đề nghị luận: tính kiêu căng và tự mãn; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân. Câu 2 (5đ): Dàn ý phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, nhân vật Thúy Kiều và đoạn trích Chị em Thúy Kiều. 2. Thân bài * 4 câu thơ đầu Giới thiệu chị em Thúy Kiều: là con gái đầu lòng, người chị tên Thúy Kiều, người em tên Thúy Vân. Hai chị em mang vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành “mười phân vẹn mười” không ai sánh bằng. * 4 câu miêu tả Thúy Kiều (Kiều càng sắc sảo liễu hờn kém xanh)