Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn năm 2020 - Trường THPT Diên Hồng (Có đáp án)
Phần I: 5 điểm
Trong bài thơ “Sang thu”, nhà thơ Hữu Thỉnh viết:
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”.
Câu 1) Chép chính xác sáu câu thơ đứng trước hai câu thơ trên để hoàn thành đoạn thơ.
Trong bài thơ “Sang thu”, nhà thơ Hữu Thỉnh viết:
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”.
Câu 1) Chép chính xác sáu câu thơ đứng trước hai câu thơ trên để hoàn thành đoạn thơ.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn năm 2020 - Trường THPT Diên Hồng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_thu_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_2020_truong_thpt.doc
Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn năm 2020 - Trường THPT Diên Hồng (Có đáp án)
- Đề thi thử Phần I: 5 điểm Trong bài thơ “Sang thu”, nhà thơ Hữu Thỉnh viết: “Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu”. Câu 1) Chép chính xác sáu câu thơ đứng trước hai câu thơ trên để hoàn thành đoạn thơ. Câu 2) Giải thích từ: chùng chình, dềnh dàng. Câu 3) Để phân tích đoạn thơ em vừa hoàn thành, một bạn học sinh đã viết câu văn sau: “Từ cuối hạ sang thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt và sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng những cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm.” Hãy lấy câu văn trên làm câu chủ đề để hoàn chỉnh đoạn văn nghị luận theo lối diễn đạt Tổng hợp – Phân tích – Tổng hợp. Đoạn văn có độ dài 10 – 12 câu, trong đoạn có sử dụng phép liên kết thế và thành phần phụ chú . (Gạch chân và chú thích) Phần II: 5 điểm Lời tâm tình, dặn dò tha thiết xúc động của nhà thơ Y Phương với con được thể hiện trong những câu thơ sau: “Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cái nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng.” (Nói với con – Y Phương) Câu 1) Trong câu thơ: “Rừng cho hoa
- Câu 2: Nhà thơ muốn nói với con về những nét đẹp của người đồng mình, của quê hương, đó cũng chính là cái nôi nuôi nuôi dưỡng con trưởng thành • Họ là những con người khéo léo trong lao động, có tâm hồn yêu cái đẹp, có cuộc sống lao động cần cù tươi vui, lạc quan, gắn bó quấn quýt • Rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình. Thiên nhiên ấy đã che chở, đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống Câu 3: Dựa vào những ý sau đây để viết thành một bài hoàn chỉnh giới thiệu về bài thơ Nói với con - Y Phương a. Hoàn cảnh ra đời - Bài thơ được sáng tác năm 1980 khi các thế hệ nhà thơ vừa thoát khỏi cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài 21 năm, bài thơ được sáng tác dựa trên bối cảnh nền kinh tế còn khó khăn, cái nghèo đang bao trùm trên đất nước ta. - Bài thơ viết ra nhằm mục đích khích lệ tinh thần con người vượt qua khó khăn, đồng thời cũng là vinh danh người dân tộc tày qua nỗi niềm mà người cha tâm sự với con của mình. Bài thơ được viết dựa trên tình cảm sâu nặng của tác giả, sự tự tôn dân tộc. b. Nội dung tác phẩm - Tác phẩm mượn lời người cha nói với con để gợi về cội nguồn của mỗi người, về tình yêu quê hương đất nước cũng như sức sống mãnh liệt của quê hương, bài thơ được thể hiện thành hai nội dung chính: • Cội nguồn sinh dưỡng của người con • Lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ và truyền thống cao đẹp của quê hương cùng mong ước của người cha. - Nội dung bài thơ còn thể hiện cảm xúc phát triển từ tình cảm gia đình được mở rộng ra thành thứ tình cảm lớn lao hơn đó là tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi thiết tha mà nâng cao lên thành chân lí sống. c. Nghệ thuật tác phẩm - Giọng điệu thiết tha - Hình ảnh bài thơ cụ thể, sinh động, có sức khái quát lại vô cùng mộc mạc và giàu chất thơ - Bố cục mạch lạc, mạch cảm xúc bộc lộ được cảm xúc tận sâu trong lòng tác giả lại vô cùng tự nhiên và hợp lí - Cách thể hiện giàu bản sắc của người dân tộc miền núi tạo nên giọng điệu rất chân thật, sâu sắc