Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn năm 2022 (Có đáp án)

Câu 1. Đoạn trích trong tác phẩm:
A. Lặng lẽ Sa Pa
C. Những ngôi sao xa xôi
B. Chiếc lược ngà
D. Làng
Câu 2. Đoạn trích là suy nghĩ của nhân vật:
A. Bác lái xe
C. Nữ kỹ sư nông nghiệp
B. Ông họa sĩ
D. Tác giả
docx 5 trang Mạnh Hoàng 25/01/2024 820
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn năm 2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_thu_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_2022_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn năm 2022 (Có đáp án)

  1. Đề thi thử vào 10 môn Văn Vĩnh Phúc (tham khảo) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm) Đọc ngữ liệu và viết vào bài làm chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước sự lựa chọn em cho là đúng “(1) Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, họa sĩ đã ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên. (2) Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. (3) Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. (4) Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mực nước biển.” (Ngữ văn 9 tập 1, NXB GDVN 2017) Câu 1. Đoạn trích trong tác phẩm: A. Lặng lẽ Sa Pa C. Những ngôi sao xa xôi B. Chiếc lược ngà D. Làng Câu 2. Đoạn trích là suy nghĩ của nhân vật: A. Bác lái xe C. Nữ kỹ sư nông nghiệp B. Ông họa sĩ D. Tác giả Câu 3. Phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích là A. Tự sự - Miêu tả C. Thuyết minh - Nghị luận B. Biểu cảm - Nghị luận D. Tự sự - Biểu cảm Câu 4. Câu văn (1) xét về cấu tạo ngữ pháp là câu:
  2. Đáp án đề thi thử vào 10 môn Văn Vĩnh Phúc tham khảo I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. A Câu 2. B Câu 3. D Câu 4. A II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của lòng bao dung và tha thứ, trong đoạn văn có sử dụng phép tu từ so sánh (gạch chân câu văn có phép tu từ đó). a. Đảm bảo về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của lòng bao dung và tha thứ là lòng bao dung và tha thứ đem đến ý nghĩa và giá trị vật chất và tinh thần cho chúng ta và xã hội. c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh cần làm rõ một số ý cơ bản: - Ý nghĩa của lối sống bao dung và tha thứ là biết cảm thông và bỏ qua lỗi lầm hoặc sai phạm của người khác để cuộc sống tốt đẹp hơn. - Biểu hiện: Thầy cô bao dung và tha thứ cho học trò và mọi người sẽ được nhiều thứ (đoàn kết nội bộ, yêu thương, giúp học trò tiến bộ ). Người học sinh biết bao dung và tha thứ cho bạn bè mắc sai phạm, sẽ giải tỏa mâu thuẫn, tình bạn sẽ hiểu nhau hơn, gắn bó hơn. Người lao động, bác công nhân, người bán hàng rộng lòng cảm thông và biết tha thứ cho những lỗi lầm của người khác sẽ hóa giải bất hòa và khó khăn, mọi việc sẽ được giải quyết thân thiện, xã hội sẽ bớt đau thương và chia rẽ. Trong gia đình, các thành viên sống bao dung và tha thứ sẽ tạo nên yêu thương và hạnh phúc. - Bình luận: Người biết sống bao dung và tha thứ luôn được bình yên và người khác quý yêu, tôn trọng. Người không cảm thông và tha thứ, không rộng lượng với người khác sẽ lo âu và thù oán và bị người khác xa lánh
  3. + “Áo anh nắm lấy bàn tay”. Dòng thơ ngắn, ngắt nhịp diễn tả từng việc cân đối tôi- anh hiểu nhau, thương yêu nhau. Khó khăn là thật, tình cảm yêu thương đùm bọc, gắn bó cũng là sự thật. Đồng đội yêu thương, nắm chặt tay nhau, truyền hơi ấm và niềm tin, lạc quan, giúp nhau thêm nghị lực vượt lên hoàn cảnh khó khăn và nguy hiểm của chiến trường. + Đánh giá: - Thể thơ tự do, câu thơ ngắn dài, mới lạ; từ ngữ gợi hình gợi cảm kết hợp sử dụng hiệu quả nhiều biện pháp tu từ ẩn dụ và liệt kê tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ. - Đoạn thơ đã làm nổi bật lòng yêu thương, giúp đỡ và chia sẻ, đoàn kết và gắn bó của tình đồng chí. Đó là vẻ đẹp tâm hồn của anh vệ quốc trong văn học chống Pháp của dân tộc. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo. Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận -/-