Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Phòng GD và ĐT Thị xã Kinh Môn (Có đáp án)
1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
2. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy ? Ai là nhân vật chính?
3. Tìm câu đặc biệt có trong đoạn văn ?
2. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy ? Ai là nhân vật chính?
3. Tìm câu đặc biệt có trong đoạn văn ?
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Phòng GD và ĐT Thị xã Kinh Môn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_thu_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2020_2021_pho.doc
Nội dung text: Đề thi thử vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Phòng GD và ĐT Thị xã Kinh Môn (Có đáp án)
- UBND THỊ XÃ KINH MÔN PHÒNG GD & ĐT KINH MÔN ĐỀ THI VÀO 10 THPT Môn : Ngữ Văn 9 Năm học 2020 - 2021 Thời gian làm bài: 120 phút ( Đề này gồm 01 trang) Phần I/ Đọc hiểu ( 3 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích thị là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa” ? (Theo Ngữ văn 9 – Tập 1) 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. 2. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy ? Ai là nhân vật chính? 3. Tìm câu đặc biệt có trong đoạn văn ? 4. Nhân vật bộc lộ tâm trạng, tình cảm nào qua đoạn trích trên ? Phần II/ Tập làm văn ( 7 điểm) Câu 1 ( 2 điểm) Từ nội dung phần đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về vai trò của quê hương với mỗi người. Câu 2 ( 5 điểm) Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc Hãy phân tích hai khổ thơ trên để làm rõ tâm nguyện cao đẹp của Thanh Hải : muốn được cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé của cuộc đời mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.
- * Mức chưa tối đa: Gv căn cứ vào các tiêu chí ở mức tối đa để xem xét đánh giá mức chưa tối đa theo tổng điểm đạt là 1,75 điểm hoặc các điểm dưới 1,75 cho bài làm của học sinh. * Không đạt: Học sinh làm lạc đề hoặc không làm bài. Yêu cầu về kiến thức: * Mức tối đa: (5,0 điểm) Gợi ý: Câu 2 A- Mở bài : (0,5 đ) ( 5 đ) - Giới thiệu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, và đoạn trích hai khổ thơ trên. - Giới thiệu nhận xét về hai khổ thơ trên (như đề bài đã nêu) B- Thân bài : 4đ * Từ cảm xúc về mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, nhà thơ có khát vọng thiết tha, làm “mùa xuân nho nhỏ” dâng cho đời. 1. Ước nguyện được sống đẹp, sống có ích cho đời. ( 1,5đ) Muốn làm con chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến trong bản hoà ca Phân tích các hình ảnh này để thấy vẻ đẹp ước nguyện của Thanh Hải. - Điệp ngữ “Ta làm , Ta nhập vào diễn tả một cách tha thiết khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước được cống hiến phần tốt đẹp - dù nhỏ bé của cuộc đời mình cho cuộc đời chung - cho đất nước. - Điều tâm niệm ấy được thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh thơ đẹp một cách tự nhiên giản dị. + “Con chim hót, “một cành hoa”, đó là những hình ảnh đẹp của thiên nhiên. ở khổ thơ đầu, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên đã được miêu tả bằng hình ảnh “một bông hoa tím biếc”, bằng âm thanh của tiếng chim chiền chiện “hót chi mà vang trời”. ở khổ thơ này, tác giả lại mượn những hình ảnh ấy để nói lên ước nguyện của mình : đem cuộc đời mình hoà nhập và cống hiến cho đất nước. 2. Ước nguyện ấy được thể hiện một cách chân thành, giản dị, khiêm nhường ( 2đ) - Nguyện làm những nhân vật bình thường nhưng có ích cho đời + Giữa mùa xuân của đất nước, tác giả xin làm một “con chim hót”, làm “Một cành hoa”. Giữa bản “hoà ca” tươi vui, đầy sức sống của cuộc đời, nhà thơ xin làm “một nốt trầm xao xuyến”. Điệp từ “một” diễn tả sự ít ỏi, nhỏ bé, khiêm nhường. - ý thức về sự đóng góp của mình: dù nhỏ bé nhưng là cái tinh tuý, cao đẹp của tâm hồn mình góp cho đất nước. - Hiểu mối quan hệ riêng chung sâu sắc: chỉ xin làm một nốt trầm khiêm nhường trong bản hoà ca chung. + Những hình ảnh con chim, cành hoa, nốt nhạc trầm cuối cùng dồn vào một