Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn năm 2022 - Sở GD và ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)

Thực hiện các yêu cầu:

a. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

b. Trong khổ thơ (1), những người lính lái xe định nghĩa như thế nào về gia đình?

c. Chỉ ra và nêu tác dụng cả biện pháp tu từ hoán dụ trong câu thơ: Chỉ cần trong xe có một trái tim.

d. Từ nội dung đoạn trích, anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) bày tỏ suy nghĩ về lòng

dũng cảm.

pdf 5 trang Mạnh Hoàng 06/02/2024 600
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn năm 2022 - Sở GD và ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_2022_so_gd_va.pdf

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn năm 2022 - Sở GD và ĐT Bắc Ninh (Có đáp án)

  1. ĐỀ NGỮ VĂN THI VÀO LỚP 10 BẮC NINH 2022 Thời gian: 90 phút Câu 1. (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: (1) Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy Võng mắc chông chênh đường xe chạy Lại đi lại đi trời xanh thêm. (2) Không có kính, rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim. (Ngữ văn 9, Tập 1) Thực hiện các yêu cầu: a. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? b. Trong khổ thơ (1), những người lính lái xe định nghĩa như thế nào về gia đình? c. Chỉ ra và nêu tác dụng cả biện pháp tu từ hoán dụ trong câu thơ: Chỉ cần trong xe có một trái tim. d. Từ nội dung đoạn trích, anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 150 chữ) bày tỏ suy nghĩ về lòng dũng cảm. Câu 2. (6.0 điểm) Cảm nhận của anh chị về nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau: Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi: - Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai? - Là con thầy mấy lại con u.
  2. - Tác dụng: 0,5 + Nhấn mạnh, tô đậm, ngợi ca vẻ đẹp và phẩm chất của những người chiến sĩ lái xe: bản lĩnh hiên ngang, lòng dũng cảm, tinh thần lạc quan và niềm tin mãnh liệt vào ngày thống nhất đất nước + Giúp cho câu thơ giàu hình ảnh, giàu sắc thái biểu cảm. d. * Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn + Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp 0,25 * Xác định đúng vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của lòng dũng cảm 0,25 * Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ ý nghĩa của lòng dũng cảm đối với cá nhân và xã hội. Có thể theo hướng sau: - Dũng cảm là gì? Dũng cảm là gan dạ, kiên cường dám đương đầu với mọi khó khăn, gian lao thử thách 0,25 - Ý nghĩa của lòng dũng cảm: + Giúp con người có sức mạnh vượt qua khó khăn, tai ương thử thách của số phận, đấu tranh chống lại cái xấu cái ác làm cho xã hội chở lên tốt đẹp hơn. + Người có lòng dũng cảm sẽ được mọi người yêu quý, trân trọng, cảm phục + Giúp con người có đủ bản lĩnh vượt lên chính mình, khắc phục những hạn chế, khuyết điểm của bản thân - Cần rèn luyện lòng dũng cảm đồng thời phê phán những kẻ hèn nhát, thụ động ỷ lại 0,75 Chính tả, dùng từ, đăt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0,25 Cảm nhận về nhân vật ông Hai trong đoạn trích (truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân) 6,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. 0,5 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp nhân vật ông Hai trong đoạn trích. 0,5 c. Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng 3,5 2 * Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích 1,5
  3. * Nghệ thuật xây dựng nhân vật: - Xây dựng tình huống truyện đặc sắc làm nổi bật tư tưởng chủ đề và tâm lý, tính cách của nhân vật ông Hai. - Lối kể chuyện giản dị, tự nhiên, gần gũi, ngòi bút phân tích tâm lý tinh tế, sắc sảo kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm góp phần tạo nên một hình tượng chân thực và đẹp đẽ về người Nông dân Việt Nam. 0,5 * Đánh giá và nâng cao: - Đoạn trích vừa cho thấy sự phát triển trong nhận thức của người nông dân Việt Nam: tình yêu làng là cơ sở của tình yêu nước, yêu cách mạng song tình yêu nước vẫn bao trùm nên tất cả và là định hướng hành động cho họ, vừa có ý nghĩa giáo dục sâu sắc đối với nhiều thế hệ bạn đọc. Qua đoạn trích, người đọc cảm nhận được một cách sâu sắc hơn vẻ đẹp của những người nông dân kháng chiến Việt Nam: tình yêu quê hương đất nước, tình cảm thủy chung son sắt với cách mạng. 0,5 d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. Không mắc lỗi chính tả dùng từ đặt câu. 0,25 e. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo, sáng tao, mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận. 0,25 Tổng điểm: 10,0