Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn năm 2022 - Sở GD và ĐT Cần Thơ (Có đáp án)
Câu 3. Theo em, việc tác giả nêu ví dụ về quá trình tìm ra nguyên liệu phù hợp để chế tạo sợi dây tóc bóng đèn của Thomas Edison trong đoạn trích trên có tác dụng gì?
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn năm 2022 - Sở GD và ĐT Cần Thơ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_2022_so_gd_va.pdf
Nội dung text: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn năm 2022 - Sở GD và ĐT Cần Thơ (Có đáp án)
- Đề thi vào lớp 10 môn Văn tỉnh Cần Thơ năm 2022 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 Những người vĩ đại không bao giờ từ bỏ ước mơ của mình. Họ luôn cố gắng san bằng mọi trở ngại để đạt được điều mình khao khát, Thomas Edison trớc mơ về một bóng đèn có thể thắp sáng bằng điện và ông đã bắt tay vào việc hiện thực hóa ước mơ đó. Thế nhưng, ông phải tốn hơn mười ngàn lần mới tìm được nguyên liệu phù hợp để làm sợi dây tóc. Về phát minh này, T. Edison đã nói: “Tôi đã trải qua 10.000 lần thử nghiệm khác nhau mới tìm ra kết quả cuối cùng, nhưng tôi không nghĩ rằng mình đã thất bại 10.000 lần. Tôi không hề thất bại lần nào. Tôi đã thành công trong việc chứng minh rằng, có gần 10.000 chất liệu không thể dùng để chế tạo đây tóc bóng đèn. Và một khi đã loại bỏ dần những chất không phù hợp, cuối cùng tôi cũng đã tìm ra nó!”. Nếu bạn đang hưởng đến một mục tiêu quan trọng nhưng cảm thấy thất vọng sau thất bại đầu tiên và muốn bỏ cuộc thì hãy tạm dừng lại. Hãy suy nghĩ về những điều bạn vừa trải qua. Hãy nghĩ về con đường thành công của các vĩ nhân và học tập tính kiên trì của họ. [ ] Thành công không phải là thứ mà bạn có thể thừa kế như tiền bạc hay các giá trị vật chất thông thường. Thành công chỉ đến khi bạn dám chấp nhận thất bại và kiên trì theo đuổi mục tiêu đã đề ra. Bất kể mơ ước của bạn là gì chăng nữa, điều bạn cần làm đầu tiên là hãy san bằng mọi trở ngại và tiến về phía trước với tất cả nghị lực của mình. (Trích Không gì là không thể – George Matthew Adams, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2018, tr.113-114) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2. Theo đoạn trích trên, những người vĩ đại không bao giờ làm điều gì? Câu 3. Theo em, việc tác giả nêu ví dụ về quá trình tìm ra nguyên liệu phù hợp để chế tạo sợi dây tóc bóng đèn của Thomas Edison trong đoạn trích trên có tác dụng gì? Câu 4. Em có đồng tình với ý kiến “Thành công chỉ đến khi bạn dám chấp nhận thất bại và kiên trì theo đuổi mục tiêu đã đề ra” không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trò của lòng kiên trì trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm)
- II. LÀM VĂN: Câu 1 Cách giải: * Yêu cầu về hình thức: Viết đoạn văn đảm bảo khoảng 150 chữ * Yêu cầu về nội dung: – Giới thiệu vấn đề nghị luận: Vai trò của lòng kiên trì trong cuộc sống – Giải thích: + Kiên trì là sẽ nhẫn nại, bền bỉ, không chịu cúi đầu trước thất bại, không chịu buông bỏ để đạt được mục tiêu của bản thân. + Người kiên trì là người sẽ luôn phấn đấu, nỗ lực, không ngại thất bại để đi đến thành công. -Vai trò của lòng kiên trì trong cuộc sống + Lòng kiên trì giúp con người có thể rèn luyện nghị lực, ý chí, không dễ dàng từ bỏ khi vấp ngã + Giúp cho chúng ta có thể trở nên bản lĩnh hơn, không lùi bước trước khó khăn trong cuộc sống. + Lòng kiên trì chính là chìa khóa để dẫn đến thành công mà mỗi người cần nên có. + Người có lòng kiên trì sẽ tích lũy cho mình được nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống để vượt qua những thử thách của cuộc sống. – Liên hệ bản thân, mở rộng: + Người không có lòng kiên trì thì thường chán nản, bỏ dở mọi việc giữa chừng, khó thành công trong mọi việc. Câu 2: Cách giải: I. Mở bài:
- 2. Quang cảnh thiên nhiên ngả dần sang thu: – Được tái hiện vừa chân thực lại vừa sống động: + “Sống” “dềnh dàng”: tả thực con sống của mùa thu vô cùng trong trẻo, tĩnh lặng, êm đềm. Nghệ thuật nhân hóa khiến con sống như đang được nghỉ ngơi sau một mùa hạ vất vả với bão giông. Đó cũng là hình ảnh ẩn dụ cho con người qua chiến tranh, lửa đạn, giờ đang chậm lại, cho phép mình được nghỉ ngơi. + “Chim” “vội vã”: vừa tả thực những cánh chim bay vội về phương Nam tránh rét, vừa gợi những vội vã, tất bật với lo toan thường nhật của đời người. + Phép đối “dềnh dàng” biểu hiện của sự giao mùa. asia + “Mưa”, “nắng”: là những hiện tượng thời tiết dễ quan sát, nắm bắt, làm cụ thể hóa khoảnh khắc chuyển mùa. Nắng vẫn còn nhưng không chói chang, gay gắt, cơn mưa rào đặc trưng của mùa hạ đã vơi dần -> dấu hiệu của mùa thu đậm nét hơn.