Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Sở GD và ĐT Sóc Trăng
Câu 1. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào (miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận)?
Câu 2. Xác định câu cầu khiến trong văn bản.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Sở GD và ĐT Sóc Trăng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2022_2023.pdf
Nội dung text: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Sở GD và ĐT Sóc Trăng
- KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2022 - 2023 SÓC TRĂNG Môn: NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Chàng Làng vẫn thường kiêu ngạo và hãnh diện về tiếng hót của mình hơn hẳn đồng loại. Một hôm, nhân có mặt đông đủ bạn bè họ nhà chim, chú đậu tốt trên cành cao rối ưỡn ngực, vươn cô cất tiếng hót. Chú hót say sưa và tiếng hót rất hay, khi thì giông giọng của sáo đen, sáo sậu; khi là giọng của chiến chiện, sơn ca; khi là giọng của chích chòe, họa mi Ai cũng khen chú bắt chước giống thật và tài quá. Cuối buổi “biểu diễn, một chú chim sâu đề nghị: “Bây giờ anh hãy hót tiếng của riêng anh cho bọn em nghe nào!”. Vừa bí vừa xấu hổ, Chàng Làng cất cánh bay thẳng, không dám ngoái cổ lại. Bởi vì xưa nay, Chàng Làng chi quen nhại theo, bắt chước chứ đâu chịu luyện cho mình một giọng hót riêng của chính mình. (Nguồn Câu 1. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào (miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận)? Câu 2. Xác định câu cầu khiến trong văn bản. Câu 3. Vì sao, cuối buổi biểu diễn”, [ ] Chàng Làng cất cánh bay thẳng, không dám ngoái cổ lại? Câu 4. Bài học rút ra từ văn bản trên. II. LÀM VĂN: (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn nghị luận (độ dài khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về giá trị của sự sáng tạo trong cuộc sống Câu 2 (5,0 điểm) Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi. Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. (Theo Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục, 2011, tr.128-129) Cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Từ đó, bày tỏ lòng tri ân đối với những anh hùng liệt sĩ đã quên mình vì nền độc lập tự do của đất nước.