Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn năm 2020 - Sở GD và ĐT Bình Dương (Có đáp án)
Câu 1: Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả? (0.5 điểm)
Câu 2: Trong đoạn thơ, tìm từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhà thơ khi đột ngột gặp lại vầng trăng (0.5 điểm)
Câu 3: Chỉ ra và nêu ý nghĩa của biện pháp nhân hóa được thể hiện trong hai câu thơ cuối (1 điểm)
Câu 2: Trong đoạn thơ, tìm từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhà thơ khi đột ngột gặp lại vầng trăng (0.5 điểm)
Câu 3: Chỉ ra và nêu ý nghĩa của biện pháp nhân hóa được thể hiện trong hai câu thơ cuối (1 điểm)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn năm 2020 - Sở GD và ĐT Bình Dương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_2020_so_gd_va_d.pdf
Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn năm 2020 - Sở GD và ĐT Bình Dương (Có đáp án)
- ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀO 10 MÔN: NGỮ VĂN – BÌNH DƯƠNG NĂM 2020 I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Thình lình đèn điện tắt phòng buyn - đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. (Theo SGK Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, trang 156). Câu 1: Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả? (0.5 điểm) Câu 2: Trong đoạn thơ, tìm từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhà thơ khi đột ngột gặp lại vầng trăng (0.5 điểm) Câu 3: Chỉ ra và nêu ý nghĩa của biện pháp nhân hóa được thể hiện trong hai câu thơ cuối (1 điểm)
- - Biện pháp nhân hóa: im phăng phắc - Tác dụng: cái lặng im “phăng phắc” của ánh trăng vừa bao dung, độ lượng vừa vô cùng nghiêm khắc. Nó như một lời cảnh báo giúp con người ăn năn, thức tỉnh. Câu 4 Đoạn thơ gợi nhắc cho người đọc thái độ sống đúng đắn như thế nào? Tìm câu tục ngữ có ý nghĩa diễn đạt phù hợp với thái độ sống đó Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích - Đoạn thơ gợi nhắc cho người đọc thái độ sống phải trân trọng, biết ơn quá khứ thủy chung, tình nghĩa. - Câu tục ngữ phù hợp: Uống nước nhớ nguồn Phần II Câu 1 Từ ý nghĩa của đoạn thơ trong phần Đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (Khoảng 10-15 dòng), trình bày suy nghĩ về lòng khoan dung của con người trong cuộc sống. Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: 1. Giới thiệu vấn đề: lòng khoan dung trong cuộc sống 2. Giải thích vấn đề: - Khoan dung là rộng lượng tha thứ cho người có lỗi lầm. - Người khoan dung rộng lượng, biết chia sẻ, thông cảm với khó khăn của người khác, biết tha thứ lỗi lầm cho người xúc phạm đến mình nhưng có lòng hối cải. 3. Bàn luận vấn đề - Vì sao cần phải có lòng khoan dung trong cuộc sống? + Trong cuộc sống, không ai là không mắc những sai lầm, vấp ngã. Chính vì vậy, con người cần biết tha thứ. + Lòng khoan dung là biểu hiện của sự đồng cảm, chia sẻ và đón nhận nên lòng khoan dung giúp con người sống với nhau nghĩa tình hơn, cũng là cách tạo động lực, niềm tin cho người có lỗi lầm có thể sửa chữa, phấn đấu vươn tới sự tốt đẹp. + Lòng khoan dung sẽ giúp xã hội phát triển văn minh.
- - Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyến đi thực tế tại Sa Pa mùa hè 1970 của tác giả. - Được rút ra từ tập “Giữa trong xanh” in năm 1972. - Nổi bật trong tác phẩm là chân dung anh thanh niên. 2. Phân tích, cảm nhận a. Hoàn cảnh sống và làm việc - Quê quán, nghề nghiệp: Đó là một chàng trai 27 tuổi, quê ở Lào Cai, làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu. Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất và dựa vào công việc báo trước thời tiết hàng ngày để phục vụ sản xuất và chiến đấu. - Hoàn cảnh sống: Anh sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600m, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. => Hoàn cảnh sống khắc nghiệt; công việc đòi hỏi sự nghị lực, tinh thần kỷ luật và tính chính xác cao. b. Suy nghĩ đẹp * Nghĩ về công việc: - Vì công việc mà anh phải sống một mình trên núi cao nhưng anh vẫn gắn bó với công việc của mình bởi “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được”. Anh yêu công việc tới mức trong khi mọi người còn ái ngại cho cuộc sống ở độ cao 2.600m của anh thì anh lại ước ao được làm việc ở độ cao trên 3.000m “như vậy mới gọi là lý tưởng”. - Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác cao: hằng ngày lặp lại tới 4 lần các thao tác “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết” và khó khăn nhất là lúc 1 giờ sáng “nửa đêm thức dậy xách đèn ra vườn, mưa tuyết, giá lạnh ” nhưng anh vẫn coi công việc là niềm vui “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất”. - Ý thức được giá trị công việc mà mình đang làm: dự vào việc báo trước thời tiết nên “việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia”. => Những suy nghĩ ấy chỉ có ở những con người yêu lao động, yêu công việc của mình dù nó thật khó khăn, đơn điệu và buồn tẻ. Công việc là niềm vui, là cuộc sống của anh. * Nghĩ về cuộc sống: - Tự mình tìm lời giải đáp cho những câu hỏi quan trọng “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ra ở đâu, mình vì ai mà làm việc?” những câu hỏi cho anh biết giá trị của bản thân và ý nghĩa của cuộc sống. - Suy nghĩ đúng đắn về giá trị của hạnh phúc: Hạnh phúc không phải là khi cuộc sống đầy đủ về vật chất mà là khi ta làm được những điều có ích. Một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần
- => Đọc truyện, người đọc thấy vẻ đẹp thiên nhiên của Sa Pa hiện lên thật độc đáo, đầy chất thơ, nhưng truyện còn giới thiệu với chúng ta về vẻ đẹp của con người Sa Pa. Đó là những con người miệt mài làm việc, nghiên cứu khoa học, trong lặng lẽ mà rất khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của con người. 3. Tổng kết - Giá trị nội dung + Truyện khắc họa thành công nhân vật anh thanh niên, có quan điểm sống tích cực, đẹp đẽ. Đây là đại diện tiêu biểu cho thanh niên Việt Nam lặng lẽ cống hiến, xây dựng đất nước. + Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” khắc họa thành công hình ảnh những conngười lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. - Giá trị nghệ thuật + Cốt truyện đơn giản, xoay quanh cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già,cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên làm công tác khí tượng. + Xây dựng nhân vật - chân dung nhân vật được đánh giá qua những cảm nhận trực tiếp, được khắc họa qua nhiều điểm nhìn và miêu tả tinh tế.