Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn năm 2020 - Sở GD và ĐT Hà Nam (Có đáp án)
Câu 1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản. Câu 2. Trong hai dòng thơ đầu, hình ảnh chiếc xe được miêu tả qua những từ ngữ nào? Những từ ngữ ấy gợi lên điều gì?
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn năm 2020 - Sở GD và ĐT Hà Nam (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_2020_so_gd_va_d.pdf
Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn năm 2020 - Sở GD và ĐT Hà Nam (Có đáp án)
- ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀO 10 MÔN: NGỮ VĂN – HÀ NAM NĂM 2020 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: Chỉ cần trong xe có một trái tim. (Sách giáo khoa Ngữ văn 9, Tập một, NXBGDVN, 2019, tr.132) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản. Câu 2. Trong hai dòng thơ đầu, hình ảnh chiếc xe được miêu tả qua những từ ngữ nào? Những từ ngữ ấy gợi lên điều gì? Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn trích. Câu 4. Viết đoạn văn (5-7 câu) trình bày cảm nhận sâu sắc của em về hình ảnh người lính trong đoạn trích, trong đó có sử dụng 01 thành phần tình thái, chỉ rõ thành phần tình thái đó. PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19, nhiều hành động đẹp đã xuất hiện cho thấy tinh thần sẻ chia, tương thân tương ái của con người Việt Nam khi khó khăn, hoạn nạn. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa sự sẻ chia trong cuộc sống. Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9, Tập một, NXBGDVN, 2019). Từ đó, em hãy liên hệ đến lý tưởng sống của thế hệ trẻ hiện nay.
- Gợi ý: - Với biện pháp liệt kê, điệp ngữ “không có” nhấn mạnh sự trần trụi, biến dạng của những chiếc xe. - Điều kì lạ là những chiếc xe không kính, không đèn, không mui ấy vẫn băng băng ra chiến trường. Chỉ cần trong xe có một trái tim cầm lái. - Trái tim là 1 hình ảnh hoán dụ, nó hội tụ vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lái xe giàu nhiệt huyết, sắt son tình yêu tổ quốc, sục sôi căm thù giặc và ý chí quyết tâm chiến đáu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. => Hình ảnh trái tim kết thúc bài thơ đã trở thành nhãn tự của cả bài, tỏa sáng vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn nói riêng và của cả thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Phần II Câu 1 Trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19, nhiều hành động đẹp đã xuất hiện cho thấy tinh thần sẻ chia, tương thân tương ái của con người Việt Nam khi khó khăn, hoạn nạn. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa sự sẻ chia trong cuộc sống. Phương pháp: phân tích, giải thích, tổng hợp Cách giải: 1. Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống. 2. Giải thích vấn đề - Sẻ chia là cùng người khác san sẻ vui buồn, những trạng thái tình cảm, tâm hồn với nhau; cả sự chia sẻ những khó khăn về vật chất, giúp nhau trong hoạn nạn => Sự sẻ chia là điều vô cùng quan trọng trong cuộc sống. 3. Phân tích, bàn luận vấn đề - Sự sẻ chia được thể hiện ở rất nhiều phương diện khác nhau như san sẻ về vật chất: quyên góp quần áo, đồ ăn, cho những người có hoàn cảnh khó khăn; sẻ chia về tinh thần như lắng nghe tâm sự, đưa ra lời khuyên, - Ý nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống: + Đối với người nhận sự sẻ chia giúp họ cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ khi nhận được sự quan tâm, đồng cảm từ những người xung quanh. + Biểu hiện của tình người ấm áp. + Sự sẻ chia giữa mọi người sẽ giúp quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn. Vì thế xã hội cũng sẽ trở nên văn minh, tiến bộ.
- - Hoàn cảnh sống: Anh sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600m, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. => Hoàn cảnh sống khắc nghiệt; công việc đòi hỏi sự nghị lực, tinh thần kỷ luật và tính chính xác cao. b. Suy nghĩ đẹp * Nghĩ về công việc: - Vì công việc mà anh phải sống một mình trên núi cao nhưng anh vẫn gắn bó với công việc của mình bởi “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được”. Anh yêu công việc tới mức trong khi mọi người còn ái ngại cho cuộc sống ở độ cao 2.600m của anh thì anh lại ước ao được làm việc ở độ cao trên 3.000m “như vậy mới gọi là lý tưởng”. - Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác cao: hằng ngày lặp lại tới 4 lần các thao tác “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết” và khó khăn nhất là lúc 1 giờ sáng “nửa đêm thức dậy xách đèn ra vườn, mưa tuyết, giá lạnh ” nhưng anh vẫn coi công việc là niềm vui “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất”. - Ý thức được giá trị công việc mà mình đang làm: dự vào việc báo trước thời tiết nên “việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia”. => Những suy nghĩ ấy chỉ có ở những con người yêu lao động, yêu công việc của mình dù nó thật khó khăn, đơn điệu và buồn tẻ. Công việc là niềm vui, là cuộc sống của anh. * Nghĩ về cuộc sống: - Tự mình tìm lời giải đáp cho những câu hỏi quan trọng “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ra ở đâu, mình vì ai mà làm việc?” những câu hỏi cho anh biết giá trị của bản thân và ý nghĩa của cuộc sống. - Suy nghĩ đúng đắn về giá trị của hạnh phúc: Hạnh phúc không phải là khi cuộc sống đầy đủ về vật chất mà là khi ta làm được những điều có ích. Một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta, bắn rơi được máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng, anh thấy mình “thật hạnh phúc”. => Qua lời kể hồn nhiên, chân thành của người thanh niên, tác giả Nguyễn Thành Long đã giúp người đọc cảm nhận được những suy nghĩ đẹp và đúng đắn của anh thanh niên cũng như của những người lao động ở Sa Pa. c. Phong cách sống đẹp: - Sống một mình nhưng căn nhà vẫn luôn ngăn nắp, gọn gàng “một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. Cuộc đời riêng của anh thanh niên thu lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách” . - Anh tự tạo niềm vui trong cuộc sống:
- + Truyện khắc họa thành công nhân vật anh thanh niên, có quan điểm sống tích cực, đẹp đẽ. Đây là đại diện tiêu biểu cho thanh niên Việt Nam lặng lẽ cống hiến, xây dựng đất nước. + Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” khắc họa thành công hình ảnh những conngười lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. - Giá trị nghệ thuật + Cốt truyện đơn giản, xoay quanh cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên làm công tác khí tượng. + Xây dựng nhân vật - chân dung nhân vật được đánh giá qua những cảm nhận trực tiếp, được khắc họa qua nhiều điểm nhìn và miêu tả tinh tế.