Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn năm 2020 - Sở GD và ĐT Sóc Trăng (Có đáp án)

Câu 1 (0,5 điểm): Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra những nhân vật xuất hiện trong văn bản,
Câu 3 (1,0 điểm): Em hiểu như thế nào về lời khuyên: đừng bao giờ đồng hành cùng một người bỏ
pdf 7 trang Mạnh Hoàng 02/03/2024 300
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn năm 2020 - Sở GD và ĐT Sóc Trăng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_2020_so_gd_va_d.pdf

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn năm 2020 - Sở GD và ĐT Sóc Trăng (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀO 10 MÔN: NGỮ VĂN – SÓC TRĂNG NĂM 2020 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Hai người đàn ông đang đi cùng nhau thì bỗng nhiên có một con gấu xuất hiện trên đường. Một người nhanh chóng trèo lên một cái cây và cố giấu mình trong những nhánh cây rậm rạp. Người kia nhận thấy mình sắp bị tấn công bèn nằm sải trên nền đất. Khi con gấu lại gần dùng mũi đánh hơi và hít hít ngửi ngửi khắp người anh ta, thì anh ta liền nín thở, giả vờ chết. Con gấu bỏ đi vì người ta vẫn hay nói rằng loài gấu không bao giờ động vào xác chết. Khi con gấu đã đi khỏi, người đang trốn trên cây bèn tuột xuống, chạy đến chỗ bạn mình và hỏi đùa rằng - Con gấu đỏ đã thì thầm cải gì vào tai anh vậy? Người kia nghiêm trang trả lời: Nó đã cho tôi một lời khuyên: đừng bao giờ đồng hành cùng một người bỏ rơi anh trong lúc hoạn nạn. (Theo truyen-ngu-ngon- hay.html) Câu 1 (0,5 điểm): Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra những nhân vật xuất hiện trong văn bản, Câu 3 (1,0 điểm): Em hiểu như thế nào về lời khuyên: đừng bao giờ đồng hành cùng một người bỏ rơi anh trong lúc hoạn nạn. Câu 4 (1,0 điểm): Bài học rút ra từ văn bản trên. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Từ nội dung phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn nghị luận (độ dài khoảng 200 chữ) trình bày quan niệm về một người bạn tốt. Câu 2 (5,0 điểm) Những ai sống trong tuổi xuân hãy sống hết mình với cái đẹp của nó, và từ cái đẹp đó ta giữ mãi cái đẹp cho đời mình
  2. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN Phần I Câu 1 Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? Phương pháp: căn cứ bài nội dung bài về phương thức biểu đạt Cách giải: Phương thức biểu đạt: Tự sự Câu 2 Chỉ ra những nhân vật xuất hiện trong văn bản Phương pháp: căn cứ bài đọc hiểu Cách giải: Nhân vật trong văn bản: 2 người đàn ông và con gấu Câu 3 Em hiểu như thế nào về lời khuyên: đừng bao giờ đồng hành cùng một người bỏ rơi anh trong lúc hoạn nạn. Phương pháp: phân tích, lí giải Cách giải: Lời khuyên đó có thể hiểu trong lúc ta gặp hoạn nạn, khó khăn mà người đồng hành, người bạn của ta không hỗ trợ, giúp đỡ thì đó là một con người không tốt và không nên chơi. Bởi vậy, việc lựa chọn người đồng hành, lựa chọn bạn là điều hết sức quan trọng. Câu 4 Bài học rút ra từ văn bản trên. Phương pháp: phân tích Cách giải: Gợi ý: Cần lựa bạn mà chơi. Phần II Câu 1
  3. Dù là khi tóc bạc, (Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam) Cảm nhận của em về hai khổ thơ trên, từ đó liên hệ: tuổi trẻ cần làm gì cho cuộc sống hôm nay. Phương pháp: phân tích, tổng hợp Cách giải: 1. Giới thiệu chung - Giới thiệu tác giả Thanh Hải và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ: + Thanh Hải là nhà thơ hiện đại Việt Nam trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. + "Mùa xuân nho nhỏ" là một trong những bài thơ hay viết về mùa xuân, về khát vọng cống hiến cho đời của nhà thơ. - Khái quát nội dung khổ thơ 4 và 5: Hai khổ thơ 4 và 5 thể hiện rõ nhất ước vọng được hòa nhập hiến dâng cho cuộc đời, cho mùa xuân chung của dân tộc của tác giả. 2. Phân tích, cảm nhận a. Khái quát về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được tác giả sáng tác trong khi nằm trên giường bệnh, trước khi mất ít lâu, trong hoàn cảnh đất nước đã thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới nhưng còn vô vàn khó khăn gian khổ, thử thách. - Nội dung chính: Bài thơ là tiếng lòng, những tâm sự, suy ngẫm, mong ước được dâng hiến một mùa xuân nho nhỏ của tác giả cho mùa xuân vĩ đại của đất nước. b. Phân tích khổ thơ thứ 4: Khát vọng hòa nhập, tự nguyện mang niềm vui đến cho cuộc đời Ta làm con chim hót, Ta làm một cành hoa. Ta nhập vào hoà ca, Một nốt trầm xao xuyến - Điệp từ “ta làm” cùng với nhịp thơ dồn dập diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ: + muốn làm con chim hót: góp tiếng hót cho cuộc đời + muốn làm một cành hoa: góp chút sắc hương cho cuộc sống -> Ước mong giản dị, đơn sơ để tô điểm cho vườn hoa mùa xuân muôn hương muôn sắc của đất nước. + một nốt trầm -> không ồn ào, không cao điệu mà chỉ âm thầm, lặng lẽ “nhập” vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về.
  4. - Hình ảnh đẹp, giản dị - Ngôn từ chính xác, tinh tế, gợi cảm - So sánh và ẩn dụ sáng tạo 3. Tổng kết - Khái quát những đặc sắc về nghệ thuật làm nên thành công của đoạn thơ: Thể thơ năm chữ, có nhạc điệu trong sáng, thiết tha gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, nhiều so sánh và ẩn dụ sáng tạo. - Liên hệ trình bày khát vọng cống hiến của thế hệ trẻ cho cuộc đời.