Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 - Sở GD và ĐT Hậu Giang (Có đáp án)
Câu 3. Tim, gọi tên và cho biết vai trò của thành phần biệt lập trong câu: Ông đưa hai người – một người ngốc nghếch ốm yếu và một người thông minh cường tráng - đến một vùng đất.
Câu 4. Em có đồng tinh với suy nghĩ và hành động của người thông minh trong văn bản không? Vì sao?
Câu 4. Em có đồng tinh với suy nghĩ và hành động của người thông minh trong văn bản không? Vì sao?
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 - Sở GD và ĐT Hậu Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_2021_so_gd_va_d.pdf
Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 - Sở GD và ĐT Hậu Giang (Có đáp án)
- ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀO 10 MÔN: NGỮ VĂN – HẬU GIANG NĂM 2021 PHẦN I (6.0 điểm) Đọc văn bản: Một nhà nghiên cứu thực hiện thí nghiệm sau. Ông đưa hai người - một người ngốc nghếch ốm yếu và một người thông minh cường tráng - đến một vùng đất. Sau đó, ông nói hai người cùng đào giếng để tìm nguồn nước. Chàng ngốc không suy nghĩ gì mà liên cầm cuốc lên và bắt đầu đào. Còn người thông minh dự đoán và lựa chọn phần đất có thể có nước. Hai tiếng sau, cả hai đều đào được hai mét nhưng vẫn chưa thấy nước. Người thông mình nghĩ mình đã chọn sai nên liền tìm một vị trí khác để đào. Chàng ngốc tiếp tục kiên nhẫn đào phần đất của mình. Hai tiếng sau, anh đào được thêm một mét nữa, còn người thông minh đào được hai mét ở chổ mới. Một lúc sau, người thông minh lại cảm thấy dường như mình đang đào sai chỗ nên tìm một mảnh đất khác. Hai tiếng nữa lại trôi qua, chàng ngốc đào được thêm nửa mét nữa, còn người thông mình chuyển sang chỗ mới và đào được hai mét. Cả hai đều chưa thấy nước. Người thông minh cho rằng vùng đất này không có nước nên bỏ cuộc. Trong khi đó, chàng ngốc vẫn tiếp tục đào và cuối cùng anh đã tìm thấy nguồn nước. Kết quả là chàng ngốc đã chiến thắng người thông minh. (Theo Hạt giống tâm hồn, Tập 13, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2020, tr. 97-98) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Theo văn bản, vì sao người thông minh lại bỏ cuộc? Câu 3. Tim, gọi tên và cho biết vai trò của thành phần biệt lập trong câu: Ông đưa hai người – một người ngốc nghếch ốm yếu và một người thông minh cường tráng - đến một vùng đất. Câu 4. Em có đồng tinh với suy nghĩ và hành động của người thông minh trong văn bản không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trò của tính kiên nhẫn đối với con người. Câu 2 (5,0 điểm) Trong bài thơ Đồng chí, Chính Hữu viết: Quê hương anh nước mặn, đồng chua
- Tim, gọi tên và cho biết vai trò của thành phần biệt lập trong câu: Ông đưa hai người – một người ngốc nghếch ốm yếu và một người thông minh cường tráng - đến một vùng đất. Phương pháp: phân tích, lí giải. Cách giải: Học sinh có thể trình bày theo quan điểm của mình, có lý giải: Gợi ý: Không đồng tình. Lý giải: Hành động của người thông minh thể hiện một con người thiếu kiên nhẫn. Khi làm một việc gì đó, điều quan trọng là phải kiên định và kiên nhẫn. Tuy nhiên, trước mỗi công việc chúng ta nên suy xét và tiếp thu những ý kiến tích cực hữu ích chứ không nên bảo thủ cố chấp. Kiên trì khác với cố chấp. Phần II. Câu 1. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về vai trò của tính kiên nhẫn đối với con người. Phương pháp: phân tích, giải thích, tổng hợp. Cách giải: 1. Mở đoạn: - Giới thiệu dẫn dắt vào để. - Nêu vấn đề nghị luận: Vai trò của tính kiên nhẫn. 2. Thân đoạn: a. Giải thích: Kiên nhẫn (hay nhẫn nại) là trạng thái của sự chịu đựng trong những hoàn cảnh khó khăn, có nghĩa là kiên trì đối mặt với sự chậm trễ hoặc hành động khiêu khích mà không biểu hiện sự khó chịu hoặc giận dữ một cách tiêu cực; hoặc kiên nhẫn khi gặp căng thẳng, đặc biệt khi đối mặt với sự khó khăn lâu dài. Kiên nhẫn là mức độ một người có thể chịu đựng trước khi chuyển biến tiêu cực. Từ này cũng được dùng để chỉ những người có đặc điểm kiên định. b. Vai trò của kiên nhẫn: - Lòng kiên trì đối với mỗi người là nhân tố để thành công, để đạt được mục đích mà mình đặt ra. Nền tảng của lòng kiên trì là sức mạnh của ý chí. - Sức mạnh của sự kiên nhẫn có ý nghĩa rất to lớn trong cuộc sống của chúng ta. Dù gặp phải hoàn cảnh nào cũng không được bỏ dở công việc mình đang theo đuổi, cũng phải hy vọng có
- - Giới thiệu khái quát về tác giả Chính Hữu (những nét cơ bản về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác, ) - Giới thiệu khái quát về bài thơ “Đồng chí” (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, ) - Giới thiệu khái quát về đoạn thơ và tình đồng chí. 2. Thân bài: Cơ sở hình thành tình đồng chí a. Tương đồng về hoàn cảnh - Tương đồng về hoàn cảnh xuất thân, cùng giai cấp: đều là người nông dân lao động nghèo khổ. "Quê hương anh > Nó như bản lề nối liền 2 đoạn thơ khép mở 2 ý thơ: những cơ sở của tình đồng chí và những biểu hiện của tình đồng chí -> Đoạn thơ cho thấy cơ sở hình thành tình đồng chí là cùng chung xuất thân cảnh ngộ, chung lý tưởng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc mà gặp gỡ, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ, gọi nhau bằng hai từ thiêng liêng “Đồng chí”. 3. Kết bài: Khái quát về những vẻ đẹp của tình đồng chí, các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ và nêu cảm nghĩ của bản thân.