Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 - Sở GD và ĐT Kiên Giang (Có đáp án)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chỉnh. (0,75 điểm).
Câu 2. Trong câu “Thắp lên hy vọng xua tan những đêm mùa đông”, những từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? (0,75 điểm).
pdf 7 trang Mạnh Hoàng 02/03/2024 160
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 - Sở GD và ĐT Kiên Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_2021_so_gd_va_d.pdf

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 - Sở GD và ĐT Kiên Giang (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀO 10 MÔN: NGỮ VĂN – KIÊN GIANG NĂM 2021 PHẦN I (3.0 điểm) Cảm nhận sự vất vả, hy sinh thầm lặng của đội ngũ y, bác sĩ đang nỗ lực, căng minh chống dịch Covid-19, ca sĩ Nguyễn Phi Hùng đã sáng tác ca khúc “Bao la những trái tim hồng", lời bài hát như sau: “Chờ ngày mai nắng lên Em ngước lên nhìn trời Gửi về nơi xa xôi Ngày bão giông mong thấy ánh mặt trời Nước mắt bao lần rơi Bao đau thương không nói thành lời Cầm tay nhau vượt qua đường xa Mong ngày buồn rồi sẽ chóng qua Yêu thương sẽ chữa lành vết thương Mơ ngày mai nắng lên trên khắp quê hương Cho đàn em thơ vui bước đến trường Những vòng tay yêu thương sẽ không còn cách xa Điệp khúc: Và điều đẹp nhất là có những tấm lòng Thắp lên hy vọng xua tan những đêm mùa đông Vì tình yêu nguyện dâng hiến cho cuộc đời Để thế giới mênh mông, không bao la bằng những trái tim hồng" (Bao la những trái tim hồng, Nguyễn Phi Hùng - Nguồn vn) Anh (Chị) đọc kỹ lời bài hát trên và thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chỉnh. (0,75 điểm). Câu 2. Trong câu “Thắp lên hy vọng xua tan những đêm mùa đông”, những từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? (0,75 điểm). Câu 3. Xác định biện pháp tu từ trong câu “Ngày bão giông mong thấy ánh mặt trời. Phân tích hiệu quả sử dụng biện pháp tu từ trên. (1,5 điểm).
  2. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Phần I. Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chỉnh. Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học. Cách giải: Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm. Câu 2. Trong câu “Thắp lên hy vọng xua tan những đêm mùa đông”, những từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Phương pháp: căn cứ bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Cách giải: Những từ được dùng theo nghĩa chuyển: thắp, xua tan. Câu 3. Xác định biện pháp tu từ trong câu “Ngày bão giông mong thấy ánh mặt trời. Phân tích hiệu quả sử dụng biện pháp tu từ trên. Phương pháp: căn cứ bài Ẩn dụ. Cách giải: - Biện pháp nghệ thuật ẩn dụ. - Tác dụng: + Câu thơ giàu hình ảnh, sinh động, hấp dẫn. + Nhấn mạnh niềm mong ước những ngày “bão giông”, những ngày tháng khó khăn phải đối diện với dịch bệnh sẽ qua đi để cuộc sống được trở lại tươi đẹp như trước. Phần II. Câu 1. Anh (Chị) hãy viết đoạn văn (không quá 200 chữ) trình bày suy nghĩ về tính thần trách nhiệm của mỗi người trong phòng, chống dịch Covid-19. Phương pháp: phân tích, giải thích, tổng hợp. Cách giải: I. Mở đoạn:
  3. III. Kết đoạn: Nêu cảm nghĩ của em về tinh thần trách nhiệm của bản thân trong việc đẩy lùi dịch Covid 19. - Tinh thần trách nhiệm là một đức tính tốt đẹp. - Em sẽ học tập tốt để trở thành người có trách nhiệm. Câu 2. Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ: “Thình linh đèn điện tắt Phòng buyn - đinh tối om Vội bật tung cửa sổ Đột ngột vầng trăng tròn Ngửa mặt lên nhin mặt Có cái gì rưng rưng Như là đồng là bể Như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chỉ người vô tình Ánh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình”. Phương pháp: phân tích, tổng hợp. Cách giải: I. Giới thiệu chung: - Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Duy, nhà thơ quân đội, đã được giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ 1972 – 1973, một gương mặt tiêu biểu cho lớp nhà thơ trẻ thời chống Mỹ cứu nước. - Tập thơ “Ánh trăng” của ông được tặng giải A của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1984. Trong đó, có bài thơ mà tựa để dùng làm nhan đề cho cả tập thơ: Ánh Trăng. Bài thơ là một câu chuyện riêng nhưng có ý nghĩa triết lý như một lời tự nhắc nhở thấm thía của nhà thơ về lối sống nghĩa tình, thủy chung với quá khứ gian lao, với thiên nhiên, đất nước và đồng đội. - Ba khổ thơ cuối bài thơ tạo ra tình huống gặp gỡ giữa con người với vầng trăng trong hiện tại, từ đó, ta thấy sự thức tỉnh của con người và nhắc nhở đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. II. Phân tích: 1. Vầng trăng trong hiện tại - tình huống bất ngờ - Con người gặp lại vầng trăng trong một tình huống bất ngờ:
  4. III. Kết luận - Nội dung: + Ba khổ cuối bài thơ tạo ra tình huống bất ngờ, cho ta thấy sự thức tỉnh của con người. + Lời nhắn gửi con người không được lãng quên quá khứ gian khổ mà sâu đậm nghĩa tình. + Lời nhắc nhở về nghĩa tình thiêng liêng của nhân dân, đất nước và đạo li uống nước nhớ nguồn. - Nghệ thuật: + Thể thơ ngũ ngôn với nhiều sáng tạo độc đáo. + Sự kết hợp hài hòa giữa chất tự sự và trữ tình. + Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, gần gũi mà giàu sức gợi. + Giọng điệu tâm tình thấm thía, khi thì thiết tha cảm xúc, lúc lại trầm lắng, suy tư.