Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 - Sở GD và ĐT Kon Tum (Có đáp án)
Câu 2 (2,0 điểm) Hãy viết đoạn văn (khoảng 10 - 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của quê hương đối với cuộc đời mỗi người.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 - Sở GD và ĐT Kon Tum (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_2021_so_gd_va_d.pdf
Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 - Sở GD và ĐT Kon Tum (Có đáp án)
- ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀO 10 MÔN: NGỮ VĂN – KON TUM NĂM 2021 Câu 1. (3,0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu: GIÓ KON TUM (Lê Thánh Văn) Lạ lùng sao là cái gió KonTum Chỉ thổi miết suốt bốn mùa chẳng nghỉ Tôi đi giữa những ngày lang thang ấy Chợt thấy mình sao giống gió Kon Tum Ngang tàng sao là cái gió Kon Tum Thương em quá nên thối trung làn tóc Gió có biết vì sao em đỏ mặt Hạt bụi nào theo gió cũng đi hoang Thật thà sao là cái gió Kon Tum Trải hết lòng ra giữa trời đất rộng Lúc hào phóng vặn cong cảnh rợp bóng Khi đượm buồn thủ thỉ lá xanh non Dịu dàng sao là cái gió Kon Tum Thổi đọc Đak Bla nâng tà áo lụa Bắp trổ cờ hoa, phấn hương mở cửa Một chút gió khuya mát lạnh tâm hồn Mai xa rồi nhớ lắm gió Kon Tum Dẫu biết nơi mình vẫn nhiều gió thổi Nhưng lạ lắm, có gì không thể hiểu Phải trái tim mình đập nhịp gió Kon Tum! (Dẫn theo a. Xác định 02 phương thức biểu đạt có trong bài thơ. b. Tác giả bài thơ đã cảm nhận gió Kon Tum với những đặc điểm nào?
- HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1. a. Xác định 02 phương thức biểu đạt có trong bài thơ. Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học. Cách giải: Hai phương thức biểu đạt có trong bài thơ: Biểu cảm, miêu tả. b. Tác giả bài thơ đã cảm nhận gió Kon Tum với những đặc điểm nào? Phương pháp: căn cứ bài đọc hiểu. Cách giải: Tác giả đã cảm nhận gió Kom Tum với những đặc điểm: Lạ lùng, ngang tàng, thật thà, dịu dàng. c. Em hiểu thế nào về những câu thơ sau? Mai xa rồi nhớ làm gió Kon Tum Dẫu biết nơi mình và nhiều gió thổi Nhưng lạ lắm, có gì không thể hiểu Phải trái tim mình đạp nhịp gió Kon Tum. Phương pháp: phân tích. Cách giải: Học sinh trình bày theo cảm nhận của mình, lý giải. Gợi ý: - Đoạn thơ nói lên tình cảm của tác giả đối với quê hương mình. - Gió Kom Tum mang đặc trưng của mảnh đất này, dẫu cho mọi nơi đều có gió thổi nhưng sẽ không có cơn gió nào mang mùi vị của quê hương Kom Tum. Vì thế khi đi xa thứ mà tác giả nhớ chính là hương vị, đặc trưng quê nhà. d. Mai xa rồi nhớ lắm giỏ Kon Tum là cảm xúc của tác giả Lê Thành, em, giả sử sau này rời xa Kon Tum, em sẽ nhớ nhất điều gì về mảnh đất này? Vì sao? Phương pháp: phân tích. Cách giải: Học sinh trình bày theo cảm nhận của mình. Gợi ý:
- - Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về tình yêu cũng như trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác, những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án. 3. Kết đoạn Khái quát lại vấn đề nghị luận: vai trò của quê hương đối với đời sống tâm hồn của mỗi người, đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân. Câu 3. Phân tích vẻ đẹp của người đồng mình qua lời nhắn nhủ của người cha với con trong đoạn thơ sau. Từ đó liên hệ đến vẻ đẹp tâm hồn của người Kon Tum hôm nay trong cảm nhận của em. Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc. Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. Phương pháp: phân tích, tổng hợp. Cách giải: 1. Mở bài - Giới thiệu về tác giả Y Phương và tác phẩm "Nói với con". - Giới thiệu về nội dung, vị trí đoạn thơ và hình ảnh người Kon Tum. 2. Thân bài a. Vẻ đẹp của người đồng mình - Những phẩm chất cao quý của người đồng minh: “Người đồng minh thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn, xa nuôi chí lớn” + Dòng thơ đầu được lặp lại: “người đồng mình” là cách gọi thể hiện sự gần gũi, thân thương như trong một gia đình. “Thương lắm” – bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc với cuộc sống nhiều vất vả, gian khó của họ.
- - Sống ân nghĩa thủy chung, làm giàu đẹp quê hương đất nước - Chăm chỉ siêng năng, không ngại khó ngại khổ - Yêu thiên nhiên, sống chan hòa với vạn vật * Bối cảnh xã hội thay đổi nhiều, đời sống người dân Kon Tum đã có những chuyển biến nhưng con người nơi đây vẫn giữ được những vẻ đẹp truyền thống, không ngừng cố gắng làm giàu đẹp cho quê hương. 3. Kết bài - Khái quát lại những đặc sắc nội dung, nghệ thuật và tài năng của nhà thơ Y Phương trong đoạn thơ cuối nói riêng, trong cả bài thơ nói chung. - Bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về người đồng minh và người dân Kon Tum.