Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn năm 2022 - Sở GD và ĐT Bình Thuận (Có đáp án)

Câu 4. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 5. (0,75 điểm) Câu: “Những việc đáng làm đều đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực.” là câu đơn hay câu ghép? Chỉ ra các thành phần câu.
pdf 6 trang Mạnh Hoàng 02/03/2024 200
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn năm 2022 - Sở GD và ĐT Bình Thuận (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_2022_so_gd_va_d.pdf

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn năm 2022 - Sở GD và ĐT Bình Thuận (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI CHÍNH THỨC VÀO 10 MÔN: NGỮ VĂN – BÌNH THU NĂM 2022 I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc kĩ các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Trích 1: “Mẹ cùng cha công tác bận không về Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.” Câu 1. (0,5 điểm) Ngữ liệu trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2. (0,75 điểm) Tìm những chi tiết thể hiện sự yêu thương, chăm sóc của bà đối với cháu. Câu 3. (0,5 điểm) Nêu hiệu quả của phép điệp từ được sử dụng trong đoạn trích. Trích 2: “Những việc đáng làm đều đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực. Bạn không thể vội vã trước một thách đố lớn. Hãy dành niềm vui để tận hưởng những thành công nho nhỏ của bạn. Chúng sẽ động viên bạn bước tiếp. Và bạn sẽ cảm nhận hạnh phúc ngay khi vượt qua được khó khăn thử thách.” (Trích Hạt giống tâm hồn, Tuyển chọn những câu chuyện hay nhất, nhiều tác giả, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, trang 59) Câu 4. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 5. (0,75 điểm) Câu: “Những việc đáng làm đều đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực.” là câu đơn hay câu ghép? Chỉ ra các thành phần câu. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày cách vượt qua khó khăn thử thách của em. Câu 2. Cảm nhận hai khổ thơ sau: “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! Mai về miền Nam thương trào nước mắt
  2. HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT THỰC HIỆN BỞI BAN CHUYÊN MÔN I. ĐỌC HIỂU: Câu 1: Ngữ liệu trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Phương pháp: Căn cứ bài Bếp lửa. Cách giải: - Tác phẩm: Bếp lửa - Tác giả: Bằng Việt. Câu 2: Tìm những chi tiết thể hiện sự yêu thương, chăm sóc của bà đối với cháu. Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu, tìm ý. Cách giải: Chi tiết thể hiện tình yêu thương của bà là: - Bà bảo ban cháu. - Bà dạy cháu làm. - Bài chăm cháu học. Câu 3: Nêu hiệu quả của phép điệp từ được sử dụng trong đoạn trích. Phương pháp: Phân tích. Cách giải: Điệp: Bà . Tác dụng: - Sử dụng biện pháp điệp tạo sự nhịp nhàng cho câu thơ. - Sử dụng biện pháp điệp nhằm nhấn mạnh sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bà dành cho cháu. Câu 4: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
  3. Cảm nhận hai khổ thơ sau: “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiến chốn này.” (Trích Viếng lăng Bác, Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021, trang 58-59) Phương pháp: Phân tích, tổng hợp. Cách giải: I. Mở bài: - Giới thiệu tác giả Viễn Phương, tác phẩm Viếng lăng Bác - Giới thiệu về khái quát nội dung của đoạn thơ: Hai khổ thơ nói tới cảm xúc của tác giả khi ở trong lăng và cảm xúc của ông khi sắp phải ra về. II. Thân bài: 1. Cảm xúc trong lăng (khổ thơ đầu trong đoạn trích). - Hai câu đầu: Lòng biết ơn thành kính đã chuyển thành nỗi xúc động nghẹn ngào khi tác giả nhìn thấy Bác: + Nói giảm, nói tránh: “giấc ngủ bình yên” – Bác như còn sống mãi, chỉ là vừa chợp mắt sau bao đêm không ngủ vì nước, vì dân. + Ẩn dụ “vầng trăng sáng dịu hiền” gợi nhiều liên tưởng: 1- không gian trang nghiêm, ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo nơi Bác nằm; 2- những vần thơ tràn đầy trăng của Bác; 3- tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác. - Hai câu sau: + Ẩn dụ “trời xanh” cho thấy: Bác vẫn còn mãi với non sông như trời xanh luôn vĩnh hằng, bất biến; Người đã hóa thân vào thiên nhiên, đất nước. + Động từ “nhói”: diễn tả trực tiếp nỗi đau đớn, nghẹn ngào, tiếc thương của tác giả cũng như triệu triệu người Việt Nam trước sự thật Bác không còn nữa.