Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT chuyên, PTDTNT tỉnh môn Ngữ văn (Chuyên) - Năm học 2023-2024 - Sở GD và ĐT Quảng Nam (Có đáp án)

Câu 1. (1,0 điểm) Nêu những từ ngữ, hình ảnh gợi tả sức cỏ trong văn bản.
Câu 2. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
Cỏ sống ở ven đê
Gồng sức lên chống lụt!
docx 5 trang Mạnh Hoàng 25/01/2024 1020
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT chuyên, PTDTNT tỉnh môn Ngữ văn (Chuyên) - Năm học 2023-2024 - Sở GD và ĐT Quảng Nam (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_chuyen_ptdtnt_tinh_mon_ngu.docx

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT chuyên, PTDTNT tỉnh môn Ngữ văn (Chuyên) - Năm học 2023-2024 - Sở GD và ĐT Quảng Nam (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TỈNH QUẢNG NAM THPT CHUYÊN, PTDTNT TỈNH NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn thi: Ngữ văn (chuyên) Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Khóa thi ngày: 06-08/6/2023 I. Đọc hiểu (2,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: SỨC CỎ Cỏ sống ở công viên Ngày ngày, người chăm chút Cỏ sống ở vệ đường Mặc cho người giẫm đạp! Cỏ sống ở ven đê Gồng sức lên chống lụt! Cũng là cỏ đấy thôi Sống mỗi nơi mỗi khác. Cỏ công viên tươi tốt Có khi bị cắt bằng Và nhổ đào tận gốc Khi cỏ đã úa vàng! Trọn đời cỏ không tiếc Sức non tơ mỡ màu Sống hết mình xanh biếc Dẫu thế nào, nơi đâu ! (Phan Xuân Hạt, Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam, Vũ Huy Thông, NXB Giáo dục 2001, tr.317-318) Câu 1. (1,0 điểm) Nêu những từ ngữ, hình ảnh gợi tả sức cỏ trong văn bản. Câu 2. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: Cỏ sống ở ven đê Gồng sức lên chống lụt! II. Làm văn (8,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) Nghị luận xã hội Hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về thông điệp được gửi gắm trong đoạn thơ sau: Trọn đời cỏ không tiếc Sức non tơ mỡ màu Sống hết mình xanh biếc Dẫu thế nào, nơi đâu ! Câu 2. (5,0 điểm) Nghị luận văn học Có ý kiến cho rằng: Dù tác phẩm văn học viết về bất kì điều gì thì cũng phải truyền thổi đến con người niềm tin bát ngát vào sự sống.
  2. II. Yêu cầu về nội dung - Thí sinh có thể nhìn nhận, lí giải vấn đề và thể hiện quan điểm khác nhau về vấn đề. Song, mọi sự nhìn nhận, lí giải, thể hiện quan điểm cá nhân phải bám sát yêu 2,5 cầu của đề; phải phù hợp với các chuẩn mực văn hóa, đạo đức và quy định của pháp luật. - Sau đây là một hướng tiếp cận vấn đề: 1. Giải thích - Hình ảnh cỏ được khắc họa trong các câu thơ: Trọn đời cỏ không tiếc/ Sức non tơ mỡ màu/ Sống hết mình xanh biếc gợi liên tưởng đến con người đã sống hết mình bằng tất cả sinh lực, nhiệt tình, tâm huyết. 0,5 -Dẫu thế nào, nơi đâu !: Chính là những hoàn cảnh, cảnh ngộ khác nhau của đời sống. =>Mượn hình ảnh cỏ, nhà thơ Phan Xuân Hạt đã đề cao thái độ sống hết mình, nhiệt huyết trong bất kì cảnh ngộ nào. 2. Bàn luận - Sống hết mình là thái độ sống tích cực, nhiệt tình hướng đến cuộc sống ý nghĩa. 1,5 Quan niệm sống này xuất phát từ những nhận thức, tình cảm của con người về đời sống: + Con người ý thức về sự ngắn ngủi, hữu hạn của cuộc đời trong dòng thời gian, giữa bao biến thiên của cuộc sống. + Con người luôn có lòng yêu đời, ham sống, tha thiết với sự sống.  Sống hết mình là phương cách để con người được sống trọn vẹn và vượt qua những giới hạn trong đời sống. - Khi sống hết mình, con người sẽ xây dựng được một cuộc đời đầy ý nghĩa + Được tận hưởng những vẻ đẹp, những niềm hạnh phúc trong cuộc đời. + Được phát triển toàn diện năng lực, khẳng định giá trị bản thân, cống hiến cho đời. + Được mọi người yêu mến, tạo cảm hứng tích cực cho mọi người. - Lối sống tích cực có nhiều biểu hiện phong phú: + Sống nhanh, sống nhiệt tình, sống tận dụng mọi thời gian và cơ hội. + Sống chậm, sống sâu, hướng đến sự thanh thản, tự tại trong tâm hồn. - Cần phân biệt sống hết mình với sống tham vọng; chỉ biết hưởng thụ; chỉ quan tâm đến mục tiêu, bất chấp tất cả để có kết quả như mong muốn. - Để sống hết mình, mỗi người cần xác lập mục đích sống có ý nghĩa; trau dồi tri thức, bản lĩnh để lựa chọn một lối sống đúng đắn, phù hợp. - Phê phán lối sống vô nghĩa, thiếu mục đích, thiếu sự nỗ lực phấn đấu. 3. Bài học nhận thức và hành động - Nhận thức sâu sắc ý nghĩa của việc rèn luyện lối sống hết mình, có ý thức xác định lối sống tích cực, phù hợp. 0,5 - Sống hết mình phải luôn gắn với hành động thực tiễn có ý nghĩa, xây dựng cuộc đời. Câu 2: NLVH (5,0 điểm): Nội dung yêu cầu Đ iểm I. Yêu cầu về kĩ năng - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài nghị luận văn học. - Bài viết phải có bố cục hợp lí, hệ thống luận điểm rõ ràng, chặt chẽ; phần chứng minh vấn đề nghị luận đúng trọng tâm, thuyết phục. - Vận dụng linh hoạt các thao tác nghị luận; diễn đạt mạch lạc; văn viết tự nhiên, giàu 0 hình ảnh, cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. ,5 II. Yêu cầu về kiến thức 4 ,5