Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Phòng GD và ĐT Thị xã Kinh Môn (Có đáp án)
I.ĐỌC – HIỂU ( 3,0 điểm)
Cho đoạn thơ sau:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
(Theo Ngữ văn 9, tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam)
a.Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả? Nêu hoàn cảnh sáng tác?
Cho đoạn thơ sau:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
(Theo Ngữ văn 9, tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam)
a.Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả? Nêu hoàn cảnh sáng tác?
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Phòng GD và ĐT Thị xã Kinh Môn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2020_2.doc
Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Phòng GD và ĐT Thị xã Kinh Môn (Có đáp án)
- UBND THỊ XÃ KINH MÔN ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (Đề bài gồm 01 trang) I.ĐỌC – HIỂU ( 3,0 điểm) Cho đoạn thơ sau: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa. (Theo Ngữ văn 9, tập 1, Nxb Giáo dục Việt Nam) a.Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả? Nêu hoàn cảnh sáng tác? b. Đoạn thơ là dòng hồi tưởng của nhân vật nào? Về ai? c. Cảm xúc của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ được khơi nguồn từ hình ảnh nào? Đó là cảm xúc gì? II. TẬP LÀM VĂN ( 7.0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tính tự lập. Câu 2 (5,0 điểm) Truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. (Theo Ngữ văn 9, tập 1, trang 202, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2013) Hãy phân tích đoạn trích đã học trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng để làm rõ ý kiến trên. HẾT Họ và tên thí sinh: Số báo danh: Chữ ký của giám thị 1: Chữ ký của giám thị 2:
- trước những trở ngại, khó có thể thành công; cản trở sự phát triển của xã hội. (Dẫn chứng minh họa) - Cần phê phán những người thiếu tính tự lập, sống ỷ lại, dựa dẫm vào 0,25 người khác (Dẫn chứng minh họa) - Tuy nhiên, tự lập không đồng nghĩa với việc khước từ mọi sự giúp đỡ 0,25 chân thành, đúng đắn của mọi người xung quanh. 4. Liên hệ bản thân 0,5 - Nhận thức được tầm quan trọng của tính tự lập đối với mỗi người. 0,25 - Có ý thức và hành động cụ thể rèn luyện tính tự lập trong học tập, cuộc 0,25 sống. Chú ý: Nếu bài làm của học sinh đưa ra ý kiến khác nhưng phân tích, lí giải thuyết phục vẫn cho đủ điểm. Câu 2 (5 điểm) a. Về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học; bố cục 3 phần rõ ràng; dẫn chứng phù hợp; văn viết trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: Nội dung Điểm tối đa 1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nêu ý kiến 0,5 2. Phân tích để làm sáng tỏ ý kiến 4,0 - Hoàn cảnh éo le bộc lộ tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu: + Ông Sáu đi kháng chiến, xa nhà nhiều năm. Ông chưa được biết mặt 0,25 đứa con gái của mình – bé Thu. + Tám năm sau, một lần về thăm nhà trước khi đi nhận công tác mới, 0,25 ông được gặp con. Nhưng, bé Thu nhất định không chịu nhận ông là cha. Đến lúc em nhận ra cha và và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi. - Tình cảm của bé Thu dành cho ông Sáu: + Thoạt đầu, khi thấy ông Sáu vui mừng, vồ vập nhận bé Thu là con, 0,5 Thu tỏ ra ngờ vực, lảng tránh, lạnh nhạt, thậm chí ngang ngạnh, bướng bỉnh với ông Sáu. + Khi nhận ra ông Sáu chính là cha mình, bé Thu muốn nhận ba nhưng 0,75 không dám vì trót làm ba giận. Trước khi ông Sáu lên đường, cô bé cất tiếng gọi “Ba a a ba!” như xé ruột và thể hiện tình cảm yêu quý mãnh liệt với ba. - Tình cảm ông Sáu dành cho con: + Gặp lại con sau bao năm xa cách, ông Sáu hết sức vui mừng. 0,5 + Trước thái độ lạnh nhạt của con, ông rất đau khổ, cảm thấy bất lực, ân 0,25 hận vì đã đánh con. + Khi con đã nhận mình, ông vô cùng xúc động, vui sướng, hạnh phúc. 0,5 + Điều cảm động nhất là việc ông tự tay làm chiếc lược ngà và gửi lại 0,5 cho con trước lúc hi sinh. Chiếc lược ngà đã kết tinh trong nó tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm, sâu xa. - Nghệ thuật thể hiện: xây dựng tình huống éo le, kịch tính; miêu tả tâm 0,5 lí nhân vật tinh tế; lựa chọn hình ảnh, chi tiết tiêu biểu; ngôn ngữ giàu sức biểu cảm.