Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Bình Dương (Có đáp án)
Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả?
Câu 2. (0,5 điểm) Trong đoạn thơ, tìm từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhà thơ khi đột ngột gặp lại vầng trăng.
Câu 2. (0,5 điểm) Trong đoạn thơ, tìm từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhà thơ khi đột ngột gặp lại vầng trăng.
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Bình Dương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2020_2.docx
Nội dung text: Đề thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 - Sở GD và ĐT Bình Dương (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM HỌC: 2020- 2021 ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN (Đề thi gồm có 01 trang) Ngày thi: 8/7/2020 Thời gian làm bai: 120 phút (Không kể thời gian phát đề) PHẦN I: ĐỌC-HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Thình lình đèn điện tắt phòng buym - đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cổ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình”. (Theo SGK Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, trang 156). Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả? Câu 2. (0,5 điểm) Trong đoạn thơ, tìm từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhà thơ khi đột ngột gặp lại vầng trăng. Câu 3. (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu ý nghĩa của biện pháp nhân hóa được thể hiện trong hai câu thơ cuối. Câu 4. (1,0 điểm) Đoạn thơ gợi nhắc cho người đọc thái độ sống đúng đắn như thế nào? Tìm câu tục ngữ có ý nghĩa diễn đạt phù hợp với thái độ sống đó. PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM HỌC: 2020-2021 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN NGỮ VĂN Ngày thi: 8/7/2020 (Hướng dẫn chấm gồm có: 03 trang) PHẦN Câu Nội dung 1 - Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm Ánh trăng của Nguyễn Duy - Từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhà thơ khi đột ngột gặp lại vầng trăng: 2 "rưng rưng" - Biện pháp tu từ nhân hóa: Gợi ra khuôn mặt và cái nhìn của một con I 3 người đầy nghiêm khắc nhưng đủ làm cho nhân vật trữ tình thức tỉnh, nhận ra sự bạc bẽo của mình. - Đoạn thơ gợi nhắc cho người đọc thái độ sống biết ghi nhớ công ơn, 4 ân nghĩa thủy chung của những sự vật, sự việc trong quá khứ. - Câu tục ngữ: “uống nước nhớ nguồn” 1. Giới thiệu vấn đề: lòng khoan dùng của con người trong cuộc sống 2. Giải thích vấn đề: - Lòng khoan dung là gì? Lòng khoan dung chính là sự rộng lượng, cảm thông, tha thứ, 3. Bàn luận vấn đề: - Người khoan dung là người như thế nào? Người rộng lượng, biết chia sẻ, thông cảm với khó khăn của người khác, biết tha thứ lỗi lầm cho người xúc phạm đến mình nhưng có lòng hối cải. - Biểu hiện lòng khoan dung của con người trong cuộc sống: + Bỏ qua những lỗi lầm không đáng có hay những người phạm sai lầm lần đầu. + Chia sẻ, thông cảm cho người làm sai vì có việc khó xử hoặc chưa II 1 ý thức được việc họ làm là sai. + Tha thứ cho những lỗi sai không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng chưa nghiêm trọng của người khác đến bản thân. - Vì sao phải có lòng khoan dung? + Nó khiến tâm hồn và lối sống con người trở nên đẹp hơn. + Là phẩm chất tốt đẹp khiến con người trong xã hội trở nên gần nhau hơn. + Góp phần giảm bớt những sai lầm của những người được khoan dung, tha thứ. Không có lòng khoan dung thì khoảng cách giữa người với người ngày càng xa, sự thù hằn, mâu thuẫn tăng cao và khó xóa bỏ và còn khiến cho những người sai phạm không bao giờ có cơ hội sửa đổi và trở nên tốt hơn.
- Đó là sự cởi mở chân thành với khách, quý trọng tình cảm của mọi người Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc của mình có những đóng góp chỉ là nhỏ bé => Chỉ bằng những chi tiết và chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc của truyện, tác giả phác họa được chân dung nhân vật chính với vẻ đẹp tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa công việc. + Anh thanh niên đại diện cho người lao động Anh thanh niên là đại diện chung cho những người lao động nhiệt huyết, sống đẹp, cống hiến vì Tổ quốc một cách thầm lặng, vô tư. Những con người khiêm tốn, giản dị, trung thực, âm thầm thực hiện công việc nhiệm vụ được giao. 3 Tổng kết - Nêu cảm nhận hình tượng anh thanh niên: Hình tượng nhân vật anh thanh niên miệt mài, hăng say lao động vì lợi ích đất nước, có sức lan tỏa tới những người xung quanh. - Tác giả rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật anh thanh niên cùng những người đồng nghiệp thầm lặng cống hiến sức trẻ, thanh xuân cho đất nước, dân tộc.