Kỳ thi tuyển sinh vào Khối 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Hải Phòng (Có đáp án)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Năm 2010, khi mới về dạy học ở Trường tiểu học Võ Thị Sáu, tận mắt chứng kiến sự thiếu ăn, thiếu mặc của học sinh tiểu học ở vùng này, cô Huỳnh Thị Thuỳ Dung (33 tuổi) bắt đầu đi xin các nhà hảo tâm. Gặp gì cô xin nấy, từ tấm ảo, tập vở cho đến các loại nhu yếu phẩm cho học trò. Đa số các em là con đồng bào Dao, Tày, suốt ngày lên rẫy, không mấy quan tâm đến con em. Vì vậy, các em không chỉ thiếu sách vở, quần áo mà còn thiếu cả cơm ăn. Cô Dung tiến thêm một bước: nâu ăn miễn phí cho lũ trẻ.

Cô Dung bắt đầu nấu buổi trưa cho những học sinh có nhà ở xa. “Ban đầu chỉ nấu đồ ăn thôi, còn cơm thì tụi nhỏ tự mang theo. Nhưng nhìn mỗi đứa mỗi gói cơm mang theo khác nhau thấy tội quá. Nhiều bé mang cơm trắng, nhiều bé thì cơm không có màu trắng, thậm chí nhiều bé không có cơm để mang theo”, cô Dung nhớ lại.

Bước tiếp theo, cô Dung gõ của các nhà tài trợ để có thể mỗi tuần nuôi cơm miễn phí vài ba bữa. Ước nguyện của cô đã được đền đáp. Các nhà hảo tâm đã giúp cô trò mỗi tuần ba bữa ăn miễn phí. Nhưng đến lúc đó lại xuất hiện một nỗi khổ khác: nhà bếp quá tạm bợ, nhiều em phải ngồi bệt xuống nền đất để ăn. Trông cảnh ấy, rất khó cầm lòng. Thế rồi, cô Dung lại “thêm việc” cho mình: xin nhà hảo tâm để xây cho các cháu một nhà ăn thật đàng hoàng, sạch sẽ.

(Trích Nuôi con miễn phí cho học sinh, Thanh Quân, Báo Thanh niên, số 86, Thứ bảy 27.3.2021)

Câu 1 (0,5 điểm).

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2 (0,5 điểm).

Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

doc 6 trang thihien 16/05/2023 6680
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi tuyển sinh vào Khối 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Hải Phòng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docky_thi_tuyen_sinh_vao_khoi_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2021.doc

Nội dung text: Kỳ thi tuyển sinh vào Khối 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Hải Phòng (Có đáp án)

  1. Đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2021 tỉnh Hải Phòng SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT TẠO HẢI PHÒNG NĂM HỌC 2021 - 2022 ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề). Chú ý: Đề thi gồm 02 trang, thí sinh làm bài trên giấy thi. PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Năm 2010, khi mới về dạy học ở Trường tiểu học Võ Thị Sáu, tận mắt chứng kiến sự thiếu ăn, thiếu mặc của học sinh tiểu học ở vùng này, cô Huỳnh Thị Thuỳ Dung (33 tuổi) bắt đầu đi xin các nhà hảo tâm. Gặp gì cô xin nấy, từ tấm ảo, tập vở cho đến các loại nhu yếu phẩm cho học trò. Đa số các em là con đồng bào Dao, Tày, suốt ngày lên rẫy, không mấy quan tâm đến con em. Vì vậy, các em không chỉ thiếu sách vở, quần áo mà còn thiếu cả cơm ăn. Cô Dung tiến thêm một bước: nâu ăn miễn phí cho lũ trẻ. Cô Dung bắt đầu nấu buổi trưa cho những học sinh có nhà ở xa. “Ban đầu chỉ nấu đồ ăn thôi, còn cơm thì tụi nhỏ tự mang theo. Nhưng nhìn mỗi đứa mỗi gói cơm mang theo khác nhau thấy tội quá. Nhiều bé mang cơm trắng, nhiều bé thì cơm không có màu trắng, thậm chí nhiều bé không có cơm để mang theo”, cô Dung nhớ lại. Bước tiếp theo, cô Dung gõ của các nhà tài trợ để có thể mỗi tuần nuôi cơm miễn phí vài ba bữa. Ước nguyện của cô đã được đền đáp. Các nhà hảo tâm đã giúp cô trò mỗi tuần ba bữa ăn miễn phí. Nhưng đến lúc đó lại xuất hiện một nỗi khổ khác: nhà bếp quá tạm bợ, nhiều em phải ngồi bệt xuống nền đất để ăn. Trông cảnh ấy, rất khó cầm lòng. Thế rồi, cô Dung lại “thêm việc” cho mình: xin nhà hảo tâm để xây cho các cháu một nhà ăn thật đàng hoàng, sạch sẽ. (Trích Nuôi con miễn phí cho học sinh, Thanh Quân, Báo Thanh niên, số 86, Thứ bảy 27.3.2021) Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2 (0,5 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
  2. Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2021 PHẦN 1: ĐỌC HIỂU Câu 1: Phương thức biểu đạt: Tự sự Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích: Kể về hành trình nuôi com miễn phí của cô giáo Huỳnh Thị Thùy Dung dành cho các bạn nhỏ trường Tiểu học Võ Thị Sáu. Câu 3: Tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê: Nhấn mạnh thành quà có được từ tấm lòng nhân hậu của cô giáo. Câu 4: Cách giải: Học sinh có thể trình bày theo ý hiểu của mình, có lý giải. Gợi ý: Thông điệp tác giả muốn gửi gắm: - Hãy cho đi yêu thương để nhận lại yêu thương. - Đôi khi hạnh phúc không phải là thụ hưởng những lợi ích cá nhân mà là giúp đỡ được những mảnh đời bất Phần II. LÀM VĂN Câu 1: 1. Mở đoạn Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tình yêu thương. (Học sinh tự lựa chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp cho bài làm văn của mình). 2. Thân đoạn * Giải thích Tình yêu thương: tình cảm giữa con người với con người, là sự đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia, giúp đỡ nhau,
  3. * Bài học nhận thức và hành động - Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống - Chúng ta hãy nâng niu hạnh phúc gia đình; hãy sống yêu thương, biết sẻ chia, đồng cảm với những cảnh ngộ trong cuộc đời. III. Kết đoạn - Khẳng định lại vấn đề: Tình yêu thương có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người, là lẽ sống của mỗi người - Rút ra bài học: Mỗi người chúng ta phải biết yêu thương lẫn nhau, yêu thương đồng loại. Câu 2: I. Mở bài: • Giới thiệu những nét khái quát về tác giả Thanh Hải (đặc điểm về con người, sự nghiệp sáng tác, phong cách sáng tác, ) • Giới thiệu khái quát về bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" (hoàn cảnh sáng tác bài thơ, xuất xứ, khái quát những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ, ) • Giới thiệu khái quát về khổ 2 và khổ 3 của bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ". II. Thân bài: a. Vẻ đẹp của mùa xuân đất nước. - Nhà thơ Thanh Hải đã cảm nhận và tái hiện khung cảnh mùa xuân của đất nước qua hai hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng là "người cầm súng" và "người ra đồng" • "Người cầm súng" và "người ra đồng" là hai hình ảnh biểu tượng cho hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng nhất của đất nước ta ở thời điểm bài thơ ra đời. • Hình ảnh "người cầm súng" lại đi liền với hình ảnh "lộc giắt đầy quanh lưng" đã gợi cho người đọc liên tưởng đến những vòng lá ngụy trang của người chiến sĩ trên đường hành quân ra trận. • Hình ảnh "người ra đồng" được sử dụng kết hợp với hình ảnh "lộc trải dài nương mạ" gợi liên tưởng đến những cánh đồng tươi tốt, xanh thẳm, màu mỡ. - Điệp từ "mùa xuân" và điệp từ "lộc" đã gợi lên quang cảnh mùa xuân tươi đẹp đang vươn ra những chồi lộc non và đồng thời cũng gợi lên thành quả của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.