Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Hà Nội (Có đáp án)

Phần I. 6 điểm

Đồng chí là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Chính Hữu và thơ ca kháng chiến chống pháp. Mở đầu bài thơ tác giả viết:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!

(Ngữ văn 9, tập 1, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam)

1. Ghi lại năm sáng tác của bài thơ Đồng Chí. Tác phẩm này được in trong tập thơ nào cuat Chính Hữu? 

2. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp để làm rõ cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng trong đoạn thơ trên. Đoạn thơ có sử dụng phép lặp để liên kết và câu ghép. gạch dưới, chú thích rõ từ ngữ làm phép lặp và một câu ghép.

3. Đoạn thơ cuối có sử dụng hình ảnh giản dị mà giầu sức gợi: Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới. Hình ảnh ấy giúp em hiểu gì về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ?

doc 6 trang thihien 09/05/2023 9760
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Hà Nội (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docky_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_mon_ngu_van_nam_hoc_2021_2022_s.doc

Nội dung text: Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Hà Nội (Có đáp án)

  1. Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Hà Nội năm 2021 Đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn Sở GD&ĐT Hà Nội KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC: 2021 - 2022 Môn: Ngữ Văn Thời gian: Ngày 12/06/2021 Thời gian làm bài 90 phút Phần I. 6 điểm Đồng chí là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Chính Hữu và thơ ca kháng chiến chống pháp. Mở đầu bài thơ tác giả viết: Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau. Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ Đồng chí! (Ngữ văn 9, tập 1, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam) 1. Ghi lại năm sáng tác của bài thơ Đồng Chí. Tác phẩm này được in trong tập thơ nào cuat Chính Hữu? 2. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp để làm rõ cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng trong đoạn thơ trên. Đoạn thơ có sử dụng phép lặp để liên kết và câu ghép. gạch dưới, chú thích rõ từ ngữ làm phép lặp và một câu ghép. 3. Đoạn thơ cuối có sử dụng hình ảnh giản dị mà giầu sức gợi: Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới. Hình ảnh ấy giúp em hiểu gì về hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ? Phần II; 4 điểm Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “ Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten-mét-xơ. Ông xem xét và làm cho máy
  2. Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2021 Phần I. 6 điểm 1. • Bài thơ Đồng chí được sáng tác năm 1948. • Tác phẩm này được in trong tập thơ Đầu súng trăng treo năm (1966) 2. a. Yêu cầu về hình thức: • Đoạn văn (12 câu). • Đoạn văn theo phép lập luận tổng hợp - phân tích – tổng hợp (tổng - phân – hợp) • Đoạn văn có sử dụng phép lặp để liên kết cấu và câu ghép (có gạch dưới, chú thích rõ từ ngữ dùng làm phép lặp và một câu ghép) b. Yêu cầu về nội dung: Phân tích cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng trong 7 dòng đầu bài thơ “Đồng chí” -Chính Hữu. Đoạn văn đảm bảo các ý sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả và hoàn cảnh ra đời bài thơ và bảy câu thơ đầu: Chính Hữu là nhà thơ – chiến sĩ, trực tiếp tham gia kháng chiến chống Pháp nên viết rất chân thật, cảm động về những hiện thực và tình cảm người lính; trong đó bảy câu thơ đầu của bài thơ đã nêu lên cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng. * Phân tích: - Cơ sở thứ nhất của tình đồng chí là chung hoàn cảnh xuất thân: • Hai dòng thơ đầu đối nhau rất chỉnh: “Quê hương” đối với “làng tôi”, “nước mặn đồng chua” đối với “Đất cày lên sỏi đá”. • “Nước mặn đồng chua” là vùng đất ven biển nhiễm phèn, “đất cày lên sỏi đá” là vùng đồi núi trung du đất bị đá ong hóa. -> Cả hai đều là những vùng đất khó canh tác. Hai câu thơ giới thiệu quê hương anh và tôi nhưng lại chỉ nói về đất bởi với người nông dân, đất đai là mối quan tâm hàng đầu, là tài sản lớn nhất.
  3. Hình ảnh cuối bài thơ "Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới" cho thấy vẻ đẹp của người lính: - Tư thế chiến đấu hiên ngang, chủ động, mạnh mẽ và hết sức dũng cảm của người lính. - Tư thế đó còn cho thấy sự gắn bó keo sơn của người đồng chí, họ tạo ra tư thế thành đồng vách sắt, sẵn sàng "chờ giặc tới". - Qua đó còn cho thấy tinh thần yêu nước, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ độc lập, tự do của tổ quốc của người lính. →Chỉ với một câu thơ nhưng Chính Hữu đã tạc nên một bức tranh chân dung đẹp đẽ về ý chí kiên cường, sự dũng cảm và tinh thần yêu nước nồng nàn của họ. Phần II. 4 điểm Câu 1: Xten-mét-xơ cho rằng “vạch một đường thẳng” có giá 1 đôla nhưng tìm ra chỗ vạch đúng đường ấy” lại có giá 9999 đôla vì: - Khẳng định chuyên gia Xten-mét-xơ hết sức ngắn gọn, mỗi từ ngữ đều có dụng ý sâu sắc. - Giải thích: -“vạch một đường thẳng” có giá 1 đôla: + Vạch một đường thẳng thì vô cùng dễ dàng, ai cũng có thể làm được -“tìm ra chỗ vạch đúng đường ấy” lại có giá 9999 đôla: • Nhưng phải tìm ra chỗ vạch đúng đường thì mới có giá trị. • Người có tri thức sẽ làm được những việc mà nhiều người không làm được. • Tri thức giúp con người tạo ra được nhiều loại sức mạnh phi thường. • Tri thức nâng cao giá trị con người Câu 2. Suy nghĩ của em về ý kiến "Phải chăng tri thức làm nên giá trị con người" I. Mở bài: • Dẫn dắt câu nói “Phải chăng tri thức làm nên giá trị con người”