Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế (Có đáp án)

Đọc kĩ hai ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:
Ngữ liệu 1:
Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và
vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là
người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng
bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất
giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn ngon. Chắc chắn, rồi một người trong
chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai
hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.
(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn..., NXB Hội nhà văn, 2016,
tr.51)
Ngữ liệu 2:
Sứ mệnh của hoa là nở Cho dù không có những ưu thể đến như nhiều loài
hoa khác, cho dù được đặt ở bất cứ đâu, thì cũng hãy bừng nở rực rỡ,
bung ra những nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có thể mang đến cho đời.
[...]
Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu.
(Kazuko Watanabe, Mình là nắng, việc của mình là chói chang - Vũ Thùy
Linh dịch, NXB Thế giới, 2018)
Câu 1 (0,5 điểm):
Hai ngữ liệu trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
Câu 2 (0,5 điểm):
Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu: "Chắc chắn, mỗi một
người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn." 
pdf 8 trang thihien 16/05/2023 7480
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfky_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2021_2.pdf

Nội dung text: Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2021-2022 - Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế (Có đáp án)

  1. KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế NĂM HỌC: 2020 - 2021 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Văn I. Phần Đọc hiểu (3,0 điểm): Đọc kĩ hai ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu: Ngữ liệu 1: Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn ngon. Chắc chắn, rồi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó. (Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn , NXB Hội nhà văn, 2016, tr.51) Ngữ liệu 2: Sứ mệnh của hoa là nở Cho dù không có những ưu thể đến như nhiều loài hoa khác, cho dù được đặt ở bất cứ đâu, thì cũng hãy bừng nở rực rỡ, bung ra những nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có thể mang đến cho đời. [ ] Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu. (Kazuko Watanabe, Mình là nắng, việc của mình là chói chang - Vũ Thùy Linh dịch, NXB Thế giới, 2018) Câu 1 (0,5 điểm): Hai ngữ liệu trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu: "Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn." Câu 3 (1,0 điểm):
  2. Đáp án đề tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Thừa Thiên Huế 2020 I. Phần Đọc hiểu (3,0 điểm): Câu 1 (0,5 điểm): Pphương thức biểu đạt chính là nghị luận Câu 2 (0,5 điểm): Thành phần biệt lập trong câu: "chắc chắn" - thành phần tình thái Câu 3 (1,0 điểm): Biện pháp tu từ ẩn dụ: Tác dụng: - Nhấn mạnh mỗi người sẽ có những giá trị riêng đối với cuộc đời và mỗi giá trị đó đều xứng đáng được trân trọng. Vì vậy hãy phát huy giá trị riêng của chính mình. - Làm cho diễn đạt trở nên sinh động, hấp dẫn. Câu 4 (1,0 điểm): - Luôn sống tự tin về những điều mình có. - Phát huy những giá trị sẵn có để làm đẹp cho bản thân, cho cuộc đời. II. Phần Tập làm văn (7,0 điểm): Câu 1 (2,0 điểm): Vấn đề cần bàn luận: Sự tự tin là chiếc chìa khóa vàng mở cánh cửa đưa ta đến thành công. 1. Giới thiệu vấn đề: Sự tự tin là chiếc chìa khóa vàng mở cánh cửa đưa ra đến thành công. 2. Giải thích vấn đề
  3. sự lo lắng luôn xuất hiện bất chợt trong suy nghĩ của bạn và ảnh hưởng tới cuộc sống của chính bạn, vậy tại sao bạn không biến những suy nghĩ tiêu cực đó làm động lực cho bản thân. Đó là khi đứng trước một một bài tập khó, hay đứng trước kì thi quan trọng, một số bạn nghĩ rằng mình không thể làm được Không ôn tập cẩn thận trước kỳ thi, không học thuộc bài trước khi đến lớp, chưa làm bài tập cô giao, tất cả những điều đó sẽ khiến chúng ta trở nên thiếu tự tin. Khi bạn đã ôn kĩ bài ở nhà thì bạn sẽ đi đến lớp với tâm thế vô cùng tự tin và không lo sợ bị thầy cô gọi lên trả bài phải không? Nếu bạn nghĩ vậy, chắc chắn bạn sẽ chẳng thể nào tự tin được. Thay vào đó, bạn hãy tìm hiểu những ưu điểm và khuyết điểm của mình, tìm cách khắc phục khuyết điểm và vận dụng triệt để những ưu điểm của mình vào cuộc sống. Vị vậy tự tin chính là chiếc chìa khóa vàng giúp bạn đạt được những thành công. Câu 2: (5,0 điểm) Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về Nguyễn Duy và tác phẩm Ánh trăng Thân bài: Cảm nhận về tác phẩm *Hoàn cảnh sáng tác: - Nguyễn Duy viết bài thơ “Ánh trăng” vào năm 1978 ,tại thành phố Hồ Chí Minh -nơi đô thị của cuộc sống tiện nghi hiện đại, nơi những người từ trận đánh trở về đã để lại sau lưng cuộc chiến gian khổ mà nghĩa tình. – In trong tập thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy –tập thơ đạt giải A của Hội nhà Văn Việt Nam năm 1984. 1. Vầng trăng trong quá khứ: – Hồi nhỏ sống: + với đồng. + với sông. + với bể. -> Điệp từ “với” được lặp lại ba lần càng tô đậm thêm sự gắn bó chan hòa của con người với thiên nhiên, với những tươi đẹp của tuổi thơ. -“Hồi chiến tranh ở rừng” – những năm tháng gian khổ, ác liệt thời chiến tranh,“vầng trăng thành tri kỉ” -> Nghệ thuật nhân hóa -> trăng là người bạn thân thiết, tri âm tri kỉ, là đồng chí cùng chia sẻ những vui buồn trong
  4. + Biện pháp nhân hóa, so sánh-> “Vầng trăng tình nghĩa” trở thành “người dưng qua đường”. Vầng trăng vẫn “đi qua ngõ”, vẫn tròn đầy, vẫn thủy chung tình nghĩa, nhưng con người đã quên trăng, hờ hững, lạnh nhạt, dửng dưng đến vô tình. Vầng trăng giờ đây bỗng trở thành người xa lạ, chẳng còn ai nhớ, chẳng còn ai hay biết. -> Rõ ràng, khi thay đổi hoàn cảnh, con người có thể dễ dàng quên đi quá khứ, có thể thay đổi về tình cảm.Nói chuyện quên nhớ ấy, nhà thơ đã phản ánh một sự thực trong xã hội thời hiện đại. – Con người gặp lại vầng trăng trong một tình huống bất ngờ: + Tình huống: mất điện, phòng tối om. + “Vội bật tung”: vội vàng, khẩn trương -> bắt gặp vầng trăng -> Đây là khổ thơ quan trọng trong cấu tứ toàn bài. Chính cái khoảnh khắc bất ngờ ấy đã tạo nên bước ngoặt trong mạch cảm xúc của nhà thơ-> Sự xuất hiện bất ngờ của vầng trăng khiến nhà thơ ngỡ ngàng, bối rối, gợi cho nhà thơ bao kỉ niệm nghĩa tình. 3. Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả trước vầng trăng. – Từ “mặt” được dùng với nghĩa gốc và nghĩa chuyển – mặt trăng, mặt người – trăng và người cùng đối diện đàm tâm. – Với tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” người đọc cảm nhận sự lặng im, thành kính và trong phút chốc cảm xúc dâng trào khi gặp lại vầng trăng: “có cái gì rưng rưng”. Rưng rưng của những niềm thương nỗi nhớ, của những lãng quên lạnh nhạt với người bạn cố tri; của một lương tri đang thức tỉnh sau những ngày đắm chìm trong cõi u mê mộng mị; rưng rưng của nỗi ân hận ăn năn về thái độ của chính mình trong suốt thời gian qua. Một chút áy náy, một chút tiếc nuối, một chút xót xa đau lòng, tất cả đã làm nên cái “rưng rưng”,cái thổn thức trong sâu thẳm trái tim người lính. – Và trong phút giây nhân vật trữ tình nhìn thẳng vào trăng- biểu tượng đẹp đẽ của một thời xa vắng, nhìn thẳng vào tâm hồn của mình, bao kỉ niệm chợt ùa về chiếm trọn tâm tư. Kí ức về quãng đời ấu thơ trong sáng, về lúc chiến tranh máu lửa, về cái ngày xưa hồn hậu hiện lên rõ dần theo dòng cảm nhận trào dâng, “như là đồng là bể, như là sông là rừng”. Đồng, bể, sông, rừng,những hình ảnh gắn bó nơi khoảng trời kỉ niệm. -> Cấu trúc song hành của hai câu thơ, nhịp điệu dồn dập cùng biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ và liệt kê như muốn khắc họa rõ hơn kí ức về thời