Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Hải Phòng (Có đáp án)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sức mạnh của tình yêu đất nước trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm).

Viết bài văn trình bày cảm nhận về vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe được thể hiện trong đoạn thơ sau:

Không có kinh không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa như ùa vào buồng lái.

(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật, 

Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.131)

docx 6 trang thihien 09/05/2023 5340
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Hải Phòng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxky_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2022_2.docx

Nội dung text: Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Hải Phòng (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT HẢI PHÒNG NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: NGỮ VĂN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian phát đề) Chú ý: Đề thi gồm 02 trang, thí sinh làm bài trên giấy thi PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đường Hồ Chí Minh xứng đáng được gọi là huyền thoại với 5 trục dọc, 21 trục ngang tạo nên “bát quái trận đồ” hùng vĩ trên trùng điệp vạn lý Trường Sơn. Đường Trường Sơn là một chiến công chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Đường Trường Sơn là con đường của ý chí quyết thắng, của lòng dũng cảm, của khí phách anh hùng (Lê Duẩn). Chiến tranh đã lùi xa những dấu tích bi tráng của dân tộc trong những năm tháng Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai (Tố Hữu) vẫn không phôi phai. Trong ký ức dân tộc, đường Hồ Chí Minh chưa bao giờ bị mờ nhạt bởi những giá trị lịch sử, văn hoá đặc biệt có từ quá khứ và sự tiếp nối tốt đẹp hiện nay gắn với công cuộc dựng xây đất nước và bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Cùng với đường Trường Sơn trải dọc ngang trên mặt đất như một công trình vĩ đại còn có một đường Trường Sơn khác hiện lên hùng tráng trong văn thơ một thời. Tôi muốn gọi đó là đường Trường Sơn “đặc biệt” do một “binh chủng đặc biệt” làm nên. Họ là các nhà văn, nhà thơ của thời chống Mỹ oanh liệt. Còn nhớ, trong thi phẩm Nước non ngàn dặm, sáng tác năm 1973, nhà thơ Tố Hữu viết: Trường Sơn, đông nắng, tây mưa/ Ai chưa đến đó như chưa rõ mình. Trường Sơn thời đánh Mỹ được coi như biểu tượng của lòng yêu nước cao cả, là nơi hội tụ chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Đó cũng là nơi khơi nguồn cảm hứng sáng tạo văn học dạt dào bởi hiện thực chiến tranh bộn bề cháy bỏng, gắn liền với ý thức công dân - chiến sĩ luôn được nêu cao.” (Trích Có một đường Trường Sơn “đặc biệt”,
  2. Câu Hưỡng dẫn chấm Điểm Đọc hiểu Kí ức dân tộc không bị mờ nhạt bởi những giá trị lịch sử, văn 1 hóa đặc biệt có từ quá khứ và sự tiếp nối tốt đẹp hiện này gắn với công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Đường Trường Sơn đặc biệt do một binh chủng đặc biệt làm 2 nên hiểu là: con đường đó không phải làm từ đất, đá mà được tạo nên bởi các nhà thơ, nhà văn thời kì chống Mĩ. Biện pháp liệt kê: ý chí quyết thắng, của lòng dũng cảm, của 3 khí phách anh hùng. Tác dụng: nhấn mạnh phẩm chất cao quý, đẹp đẽ của những người lính trên tuyến đường Trường Sơn. HS tự rút ra bài học cuộc sống cho mình sao cho phù hợp. Gợi ý: 4 - Bài học về tình yêu nước, không ngừng nỗ lực, phấn đấu để xây dựng đất nước. - Bài học cuộc sống về lòng biết ơn thế hệ trước. Làm văn * Yêu cầu về hình thức: Viết đoạn văn đảm bảo khoảng 200 1 chữ. * Yêu cầu về nội dung:
  3. + Chứa đựng tâm trạng xót tiết, xuýt xoa, lại có chút phân bua, thanh minh. Tâm trạng này dễ hiểu vì với người lính lái xe chiếc xe là niềm tự hào, là phương tiện để góp sức cho chiến tuyến, góp phần làm nên chiến thắng chung. - Miêu tả chân thực và sinh động: Không kính -> Gợi: Sự khốc liệt của chiến trường; sự gian khổ khi lái xe; sự gan góc, kiên cường của người lính lái xe. - Giúp người lính lái xe phát hiện ra chất thơ giữa đời thường: + Giúp người lính chan hòa với thiên nhiên. + Giúp họ nối kết tình đồng đội. + Tìm được những phút giây vui vẻ, hồn nhiên nhất. = > Là một hình ảnh rất thực, không hiếm trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ. Là hình ảnh đặc sắc, độc đáo trong thơ Phạm Tiến Duật nói riêng và thơ ca kháng chiến chống Mĩ nói chung. Nó vừa là biểu tượng cho sự tàn phá của chiến tranh, lại vừa là hình ảnh đẹp đẽ, nên thơ ngay trong cuộc chiến ác liệt. 2.2. Hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn: * Được khắc họa trên nền của cuộc chiến tranh ác liệt: - “Bom giật, bom rung”, “bom rơi” - Những chiếc xe không kính: + Gợi vùng đất chìm trong khói lửa chiến tranh, mưa bom, bão đạn không một chút bình yên. + Gợi những hiểm nguy, mất mát, hy sinh của cuộc đời người lính. - Vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn: