Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Hòa Bình (Có đáp án)

Câu 3. (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau trong bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương: 

Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục

Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con.

(Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.72-73)

docx 7 trang thihien 09/05/2023 3720
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Hòa Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxky_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2022_2.docx

Nội dung text: Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Hòa Bình (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT HÒA BÌNH NĂM HỌC 2022 – 2023 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề thi có 01 trang) ___ Câu 1. (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Tự học cách giải quyết những việc nhỏ trong gia đình có rất nhiều lợi ích, đầu tiên là có thể đảm bảo cho việc khi bố mẹ đều không ở nhà thì mình vẫn có thể chăm sóc tốt cho bản thân. Ngoài ra, bạn còn có thể cảm nhận được cảm giác sung sướng khi tự lập. Nếu việc gì cũng không làm thử thì bạn sẽ trở nên ngày càng dựa dẫm vào người khác, khi không có người khác giúp đỡ thì bạn không làm được việc gì cả, như vậy sau này khi ra xã hội làm việc cũng rất khó thành công. Vì vậy khi ở nhà cần phải tạo lập thói quen sống tốt cho bản thân, tự làm những việc của mình, điều này không chỉ là điều tất yếu mà cũng là một trong những phẩm chất cá nhân cơ bản nhất. (Thói quen tốt theo tôi trọn đời, Haohaizi Chengzhang Riji, NXB Thanh niên, 2021, tr.57- 58) Thực hiện các yêu cầu sau: a. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. b. (0,5 điểm) Theo đoạn trích, tự học cách giải quyết những việc nhỏ trong gia đình có lợi ích đầu tiên là gì? c. (1,0 điểm) Em hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả: Nếu việc gì cũng không làm thì thì bạn sẽ trở nên ngày càng dựa dẫm vào người khác, khi không có người khác giúp đỡ thì bạn không làm được việc gì cả, như vậy sau này khi ra xã hội làm việc cũng rất khó thành công? d. (1,0 điểm) Từ đoạn trích trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân? Lý giải ngắn gọn.
  2. a Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận b Lợi ích đầu tiên là có thể đảm bảo cho việc khi bố mẹ đều không ở nhà thì mình vẫn có thể chăm sóc tốt cho bản thân. Câu nói có thể hiểu: sống quá dựa dẫm vào người khác thì sau c này ra ngoài cuộc sống chúng ta sẽ không làm được gì và tất yếu sẽ dẫn đến thất bại. Bởi vậy, mỗi người cần phải sống độc lập, tự chủ. d Gợi ý: Chúng ta cần phải sống tự lập. Làm văn a. Yêu cầu về hình thức: Viết đúng một đoạn văn khoảng 15 dòng. b. Yêu cầu về nội dung: - Giới thiệu vấn đề nghị luận: Lý do một số người trong giới trẻ hiện nay chưa có thói quen tự lập - Giải thích: Tự lập là việc tự mình hoàn thành các công việc của bản thân mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ của những người 2 khác. => Ngày nay một số người trong giới trẻ chưa có thói quen tự lập. - Lý do: + Do được gia đình bao bọc từ nhỏ nên khi lớn lên không học được cách tự lập. + Do bản thân có tính ỷ lại vào người khác. + Do bản thân yêu đuối, sợ vấp ngã, sợ khó khăn.
  3. làm phong tục” + Hình ảnh “người đồng minh”: vóc dáng, hình hài nhỏ bé, “thô sơ da thịt”, họ chỉ có đôi bàn tay lao động cần cù nhưng chẳng mấy ai nhỏ bé, yếu hèn. Họ dám đương đầu với gian lao, vất vả, họ lớn lao về ý chí, cao cả về tinh hồn. +Công lao vĩ đại của người đồng mình: “đục đá kê cao quê hương” – xây dựng quê hương, tạo nên ruộng đồng, dựng lên nhà cửa, bản làng, làm nên giá trị vật chất, tinh thần cho quê hương. “Làm phong tục” – tạo nên bao nền nếp, phong tục đẹp, làm nên bản sắc riêng của cộng đồng. - Con -» Lời thơ tràn đầy niềm tự hào về vẻ đẹp của người đồng mình. Nhắn ngủ con phải biết kế thừa, phát huy những truyền thống đó. - Từ đó, người cha khuyên con biết sống theo những truyền thống của người đồng mình: “Dẫu làm sao không lo cực nhọc” + Điệp từ “sống” khởi đầu 3 dòng thơ liên tiếp, tô đậm mong ước thiết tha, mãnh liệt của cha dành cho con. + Ẩn dụ “đá” “thung” chỉ không gian sống của người niềm cao, gợi lên những nhọc nhằn, gian khó, đói nghèo. Người cha mong con “không chế” tức là biết yêu thương, trân trọng quê hương mình. + So sánh “như sông” “như suối”: lối sống hồn nhiên, trong sáng, mạnh mẽ, phóng khoáng, vượt lên mọi gập ghềnh của cuộc đời.