Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Phú Thọ (Có đáp án)

LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 10 -12 câu) trình bày suy nghĩ về điều nên làm để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về vẻ đẹp nữ tính và phẩm chất anh hùng của nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê).

docx 7 trang thihien 09/05/2023 7620
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Phú Thọ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxky_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2022_2.docx

Nội dung text: Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Phú Thọ (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT PHÚ THỌ NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: NGỮ VĂN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài 120 phút (không kể phát đề) (Đề thi có 01 trang) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Bất kỳ đứa trẻ nào cũng sẽ có lúc phải đối mặt với những vấn đề của bản thân và có khả năng trở thành nạn nhân của chính mình. Giới trẻ phải chịu rất nhiều áp lực từ học hành, thì cử, các mối quan hệ gia đình, bạn bè, thầy cô. Nếu như không có tâm lý vững vàng, kỹ năng giải quyết vấn đề tốt, nhiều em rất dễ có những suy nghĩ bế tắc, lệch chuẩn và có những quyết định sai lầm. Việc dạy con biết yêu thương bản thân từ khi còn nhỏ là điều vô cùng cần thiết và quan trọng, không chỉ giúp con xây dựng sự tự tin, lòng dũng cảm, bản lĩnh đương đầu với khó khăn, mà còn giúp con biết quý trọng bản thân, biết yêu thương người khác, có những trải nghiệm mới mẻ trong cuộc sống, cũng như biết tránh xa những việc gây tổn thương cho con sau này. Tôi đặc biệt thích câu nói của nhà tâm lý học nổi tiếng Vũ Chí Hồng (tác giả bộ sách "Tâm lý học tình yêu"): “Chi bằng cách chấp nhận bản thân, bạn mới có thể trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình”. ( su-song-va-cuoc-doi-minh-0220423215637039.htm) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Chỉ ra những áp lực giới trẻ phải chịu được nói đến trong đoạn trích. Câu 2. Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ liệt kê trong câu văn sau: “Việc dạy con biết yêu thương bản thân từ khi còn nhỏ là điều vô cùng cần thiết và quan trọng, không chỉ giúp con
  2. giả muốn nhấn mạnh ý nghĩa của việc dạy con biết yêu thương chính mình. HS nêu quan điểm cá nhân và đưa ra những lí giải phù hợp. Gợi ý: - Đồng tình với quan điểm của tác giả. 3 - Vì: Khi chúng ta biết yêu thương bản thân, biết chấp nhận những sai lầm, khuyết điểm của chính mình, nhận ra những điểm hạn chế mà bản thân còn tồn tại từ đó ta mới có ý thức để cải tạo, thay đổi làm bản thân mình tốt hơn. Từ đó tạo ra một phiên bản tốt hơn của chính mình. Làm văn 1. Giới thiệu vấn đề: Những điều nên làm để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình. 2. Bàn luận - Cuộc sống là một dòng chảy không ngừng và mỗi người chúng ta phải liên tục làm mới và hoàn thiện bản thân, nếu không 1 muốn bản tân trở nên lạc hậu. Trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình hãy bắt đầu từ những việc nhỏ bé ngay hôm nay. - Những điều nên làm để trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình: + Học cách quản lý thời gian. + Tập trung vào những điểm mạnh của bản thân và nỗ lực phát huy những điểm mạnh đó,
  3. lũ trẻ con háo hức vây quanh. Đó là những kí ức làm tươi mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh. - Vào chiến trường 3 năm, phải trải qua nhiều gian khổ, thiếu thốn song Phương Định vẫn giữ gìn vẹn nguyên, thế giới tâm hồn mình. Đây là một minh chứng cho sức sống mãnh liệt của cô gái trẻ này. Tình cảm gắn bó, yêu thương cô dành cho những đồng đội: + Cô yêu thương, chiều chuộng Nho như một đứa em út trong nhà. Khi Nho bị thương, cô lo lắng, chăm sóc, cảm thấy đau như chính mình bị thương. + Với chị Thao: Phương Định hiểu tính cách và tình cảm của chị, cô coi chị Thao như người chị cả trong gia đình. + Khi đồng đội trên cao điểm, Phương Định ở nơi an toàn trực điện đài, mà chẳng thể yên lòng: cố gắt lên với đội trưởng, cô sốt ruột chạy ra ngoài rồi lo lắng. Tất cả đã làm hiện lên một thế giới tâm hồn, tinh tế, trong sáng, nhân hậu và vẻ đẹp nhân cách của một người thiếu nữ, sống giữa hiện thực chiến tranh khốc liệt mà vẫn tràn đầy niềm yêu thương, tin tưởng dành cho con người và cuộc sống. Lê Minh Khuê đã khắc họa thành công nhân vật Phương Định, người thiếu nữ Hà Nội với tâm hồn phong phú và lòng dũng cảm, tinh thần quên mình vì nhiệm vụ. Nhà văn đã góp cho văn xuôi chống Mĩ một trong những hình tượng sống động và đáng yêu nhất. b. Vẻ đẹp dũng cảm, kiên cường:
  4. Cô chỉ nghĩ đến “liệu mìn có nổ, bom có nổ không?” Cô là biểu tượng cho vẻ đẹp của lòng quả cảm, kiên cường của thế hệ nữ thanh niên xung phong thời chống Mĩ. 3. Kết bài: - Nội dung: + Khắc họa thành công với những nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ là: Phương Định. Họ trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ. +Qua đó, ngợi ca tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm và tinh thần lạc quan của người chiến sĩ thanh niên xung phong Trường Sơn. - Nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả nhân vật đặc sắc, kể chuyện sinh động, ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật, nhịp kể biến đổi linh hoạt.