Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Tiền Giang (Có đáp án)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

         Có người so sánh tha thứ với một sự kiện quan trọng có sức mạnh khổng lồ, giải phóng người ta khỏi sự sợ hãi, giận dữ, nghi ngờ, đem lại sự giải tỏa về cảm xúc. Quá trình dẫn tới tha thứ được nhìn nhận là nhân đạo, dũng cảm, lành mạnh và mang tính phục hồi. Tha thứ cho kẻ làm hại ta, cũng như xin người bị ta hại tha thứ, có tác động trị liệu cho cả hai bên, giống như một khối u được khoét bỏ, rắc thuốc, phơi ra ánh nắng ấm áp và bắt đầu lên da non, Hãy hình dung sức mạnh hàn gắn và hồi phục mà tha thứ đem lại khi một người lần đầu tiên trong đời viết thư cho người bố mà anh từng căm ghét, khi một người khác kết bạn được với kẻ đã bắn mình tàn phế.

(Trích Thiện Ác và Smartphone, Đặng Hoàng Giang, NXB Hội nhà văn, năm 2016, Ir 170) 

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Trong đoạn trích, tha thứ có sức mạnh gì?

Câu 3: Chỉ ra và gọi tên phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn sau: “Có người so sánh tha thứ với một sự kiện quan trọng có sức mạnh không lỗ, giải phóng người ta khỏi sự sợ hãi, giận dữ, nghi ngờ, đem lại sự giải tỏa về cảm xúc. Quá trình dẫn tới tha thứ được nhìn nhận là nhân đạo, dũng cảm, lành mạnh và mang tính phục hồi.”

Câu 4: Thông điệp của đoạn trích mà anh, chị tâm đắc nhất là gì? 

docx 5 trang thihien 09/05/2023 8180
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Tiền Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxky_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2022_2.docx

Nội dung text: Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Tiền Giang (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT TỈNH TIỀN GIANG NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: NGỮ VĂN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian phát đề) Ngày thi: 17/6/2022 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Có người so sánh tha thứ với một sự kiện quan trọng có sức mạnh khổng lồ, giải phóng người ta khỏi sự sợ hãi, giận dữ, nghi ngờ, đem lại sự giải tỏa về cảm xúc. Quá trình dẫn tới tha thứ được nhìn nhận là nhân đạo, dũng cảm, lành mạnh và mang tính phục hồi. Tha thứ cho kẻ làm hại ta, cũng như xin người bị ta hại tha thứ, có tác động trị liệu cho cả hai bên, giống như một khối u được khoét bỏ, rắc thuốc, phơi ra ánh nắng ấm áp và bắt đầu lên da non, Hãy hình dung sức mạnh hàn gắn và hồi phục mà tha thứ đem lại khi một người lần đầu tiên trong đời viết thư cho người bố mà anh từng căm ghét, khi một người khác kết bạn được với kẻ đã bắn mình tàn phế. (Trích Thiện Ác và Smartphone, Đặng Hoàng Giang, NXB Hội nhà văn, năm 2016, Ir 170) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2: Trong đoạn trích, tha thứ có sức mạnh gì? Câu 3: Chỉ ra và gọi tên phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn sau: “Có người so sánh tha thứ với một sự kiện quan trọng có sức mạnh không lỗ, giải phóng người ta khỏi sự sợ hãi, giận dữ, nghi ngờ, đem lại sự giải tỏa về cảm xúc. Quá trình dẫn tới tha thứ được nhìn nhận là nhân đạo, dũng cảm, lành mạnh và mang tính phục hồi.” Câu 4: Thông điệp của đoạn trích mà anh, chị tâm đắc nhất là gì? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)
  2. Làm văn 1. Mở đoạn - Giới thiệu vấn đề nghị luận: tha thứ 2. Thân đoạn a. Giải thích - Tha thứ: Tha thứ là khi bạn bỏ qua lỗi lầm của người khác để mạnh mẽ hơn và giúp cho mọi người hiểu được mình đã sai. Tha thứ là một cảm giác trong mỗi con người. Tha thứ một cách triệt để là khi chúng ta | bình tĩnh nhìn lại sự việc đã khiến mình giận dữ, thù hận và tìm ra những điều, những bài học mà sự việc đó mang lại cho mình. - Cần phân biệt giữa tha thứ và dung túng, tha thứ không nên đồng nghĩa với việc dung túng cho sai lầm của người khác 1 b. Phân tích: + Tại sao cần phải tha thứ cho người khác - Con người không phải ai cũng hoàn hảo, không bao giờ phạm sai lầm, vậy nên có lỗi là điều không thể tránh khỏi - Đối với mọi việc, không nên quá cầu toàn và nghiêm khắc với người khác + Vai trò của tha thứ trong cuộc sống - Tha thứ giải phóng con người ta khỏi những nỗi sợ hãi, nghi ngờm giận dữ, giúp con người giải tỏa cảm xúc - Tha thứ giúp con người cảm thấy dễ chịu, thanh thản và an tâm hơn - Khi nhận được sự tha thứ từ người khác, mỗi cá nhân sẽ có niềm tin và động lực thay đổi hơn
  3. => Hệ thống hình ảnh độc đáo đã diễn tả một cách tài tình cái không khí se lạnh đầu thu và cả cái nhịp điệu chầm chậm cả mùa thu về với đất trời. b. Đối diện với những tín hiện báo thu là cái ngỡ ngàng của lòng người: - “Hình như” là lối nói gia đình , không chắc chắn , phù hợp với những biểu hiện mơ hồ lúc giao mùa - những biểu hiện ấy không chỉ được cảm nhận bằng các giác quan mà còn phải cảm nhận bằng cả một tâm hồn tinh tế. - Âm điệu: là tiếng reo vui, ngỡ ngàng lúc thu sang. ->Khổ thơ là những cảm nhận mới mẻ , tinh tế của tác giả lúc mùa sang. Ẩn sau những đổi thay của thiên nhiên đất trời lúc sang thu là niềm vui, niềm hạnh phúc của thi nhân. 3. Kết bài: Khổ thơ đầu đã thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi từ cuối hạ sang đầu thu, qua đó bộc lộ tình yêu thiên nhiên thiết tha, tâm hồn nhạy cảm sâu sắc của nhà thơ.