Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Hà Nam (Có hướng dẫn chấm)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau:

Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chúng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt na mình sang thu

(Ngữ văn 9, tập hai, NXBGD Việt Nam, 2018, tr.70) 

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2. Tìm những từ ngữ diễn tả hoạt động, trạng thái của sự vật trong khoảnh khắc giao mùa.

docx 7 trang Ngọc Lễ 18/08/2023 7540
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Hà Nam (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxky_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_ngu_van_nam_hoc_2022_2023.docx

Nội dung text: Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Hà Nam (Có hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT HÀ NAM NĂM HỌC 2022 – 2023 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chúng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt na mình sang thu (Ngữ văn 9, tập hai, NXBGD Việt Nam, 2018, tr.70) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Câu 2. Tìm những từ ngữ diễn tả hoạt động, trạng thái của sự vật trong khoảnh khắc giao mùa. Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong hai câu thơ sau: Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Câu 4. Viết một đoạn văn diễn dịch hoặc quy nạp (khoảng 5 - 7 câu) có sử dụng một phép liên kết cấu (chỉ ra phép liên kết), với câu chủ đề sau: Thiên nhiên êm đềm, tươi đẹp của mỗi miền quê cần phải được yêu quý, giữ gìn. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)
  2. + Thiên nhiên tươi đẹp của mỗi miền quê tạo nên giá trị văn hóa đặc trưng của mỗi miền quê đó. Giữ gìn thiên nhiên tươi đẹp ở mỗi miền quê là cách con người giữ gìn văn hóa, nét đẹp của quê hương mình. Làm văn 1. Mở đoạn Giới thiệu vấn đề: Ý nghĩa của tinh thần lạc quan trong cuộc sống 2. Thân đoạn a. Giải thích - Lạc quan: là một trạng thái tinh thần của con người, là thái độ sống an nhiên, điềm tĩnh trước mọi sự việc và tình huống trong cuộc sống, là sức mạnh giúp con người vượt qua khó khăn b. Phân tích + Ý nghĩa của tinh thần lạc quan đối với cuộc sống 1 - Giúp con người sống vui vẻ, thoải mái và có niềm tin hơn - Lạc quan sẽ khiến con người luôn tràn đầy sức sống, tinh thần có thể truyền những năng lượng tích cực đến người khác - Lạc quan là chìa khóa để con người suy nghĩ tích cực và tìm ra hướng giải quyết khi đứng trước vấn đề, khó khăn + Biểu hiện của người có tinh thần lạc quan luôn tin tưởng vào năng lực của mình, luôn tích cực trong công việc, sống cởi mở, mạnh mẽ, tràn đầy hi vọng + Mỗi cá nhân cần làm gì để có được tinh thần lạc quan trong cuộc sống - Suy nghĩ theo chiều hướng tích cực
  3. tay buông xuống như bị gãy. Đó là tâm trạng đau khổ, hụt hẫng, thất vọng c. Trong ba ngày nghỉ phép ở nhà - Ông chẳng dám đi đâu xa, tìm cách gần gũi con để hi vọng được nghe tiếng gọi ba - Mọi sự cố gắng của ông từ việc giả ngờ không nghe đến việc dồn nó vào thế bí chắt nước nồi cơm sôi đều không có kết quả. - Trong bữa ăn do nôn nóng, thiếu bình, ông đã đánh con. Ông không trách cứ mà chỉ lắc đầu cam chịu, vì tình cảm không dễ gì gượng ép. - Lúc chia tay, sợ con lại bỏ chạy “anh chỉ đứng nhìn nó, anh nhìn với đôi mắt trìu mến xen lẫn buồn rầu” Khi con nhận ra ba, gọi ba, ông đã xúc động đến phát khóc rút khăn lau nước mắt. Đó là giọt nước mắt hạnh phúc của người cha. d. Khi trở về khu căn cứ - Ông day dứt ân hận mãi vì nóng giận đánh con - Lời dặn ngây thơ của con ngày chia tay luôn vang lên trong tấm thì đã thôi thúc ông cố công làm ra chiếc lược ngà - Khi kiếm được khúc ngà, ông “hớn hở như một đứa trẻ tìm được quà", rồi ông dành hết tâm trí, công sức vào việc làm ra cây lược “Anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc” và khắc lên đó dòng “Yêu nhớ tặng Thu- con của ba”. - Chiếc lược phần nào gỡ rối được tâm trạng của người cha. Nhớ con, ông lấy cây lược ra mài lên tóc cho thêm bóng thêm mượt
  4. vì sự xa cách này mà trong lòng chỉ có người ba với khuôn mặt không có vết sẹo - Chiến tranh là nguyên nhân của những đổ vỡ, đau thương, đồng thời cũng là tác nhân gây ra những cuộc chia ly và đoàn tụ ông Sáu chỉ có thể tranh thủ thời gian nghỉ phép ngắn ngủi về thăm nhà, khi con gái vừa kịp nhận ba cũng là lúc phải ra đi, cảnh hai cha con chia tay chính là minh chứng rõ ràng nhất của cuộc chia ly mà chiến tranh gây ra - Chiến tranh khiến đã cướp đi hạnh phúc của biết bao gia đình, khiến những cô gái sớm trở thành góa phụ, những đứa trẻ phải chịu cảnh mồ côi cha - Tác động của chiến tranh đối với cuộc sống con người là vô vàn những mất mát, đau thương về cả thể chất lẫn tinh thần. Không chỉ khiến con người trở nên khuyết tật về thể xác mà còn khuyết tật cả về tình thương, hạnh phúc gia đình. Đối với những đứa trẻ, tác động từ chiến tranh lại càng bất hạnh hơn khi phải đối mặt với nguy cơ sẽ trở thành trẻ mồ côi, thiếu thốn tình yêu thương quan tâm chăm sóc từ cha mẹ 3. Kết bài - Ông Sáu là một người cha vô cùng thương con, dành hết tình cảm của mình cho đứa con bé bỏng. Đó là tình phụ tử cao cả, sâu đậm, không thể dập tắt