Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Hải Dương (Có hướng dẫn chấm)
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
"Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
(Trích Nói với con, Y Phương, Ngữ văn 9, Tập hai, NXBGD Việt Nam, 2016, trang 2).
Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn thơ là lời của người cha nói với ai? ".
Câu 2 (0,5 điểm). Tìm từ thể hiện tình cảm của người cha với “người đồng mình”.(1,0 điểm).
Câu 3 (1 điểm). Chỉ ra và phân tích ý nghĩa của một biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Câu 4 (1,0 điểm). Em hãy nêu suy nghĩ về vẻ đẹp của người đồng mình được thể hiện trong đoạn thơ trên.
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Hải Dương (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- ky_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_ngu_van_nam_hoc_2022_2023.docx
Nội dung text: Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Hải Dương (Có hướng dẫn chấm)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT HẢI DƯƠNG NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: NGỮ VĂN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài 120 phút (không kể phát đề) I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau: "Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng (Trích Nói với con, Y Phương, Ngữ văn 9, Tập hai, NXBGD Việt Nam, 2016, trang 2). Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn thơ là lời của người cha nói với ai? ". Câu 2 (0,5 điểm). Tìm từ thể hiện tình cảm của người cha với “người đồng mình”.(1,0 điểm). Câu 3 (1 điểm). Chỉ ra và phân tích ý nghĩa của một biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng Câu 4 (1,0 điểm). Em hãy nêu suy nghĩ về vẻ đẹp của người đồng mình được thể hiện trong đoạn thơ trên. II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bảy suy nghĩ về ý nghĩa của những khó khăn, thử thách trong hành trình để một con người trưởng thành. Câu 2 (5,0 điểm) Em hãy trình bày cảm nhận về diễn biến tâm trạng của ông Hai qua đoạn văn bản dưới đây: “Người đàn bà ẵm con cong môi lên đỏng đảnh:
- 1 Đoạn thơ trên của của người cha nói với người con. 2 Từ ngữ thể hiện tình cảm của cha với “người đồng mình” là: yêu. Biện pháp tu từ nhân hóa: (rừng, con đường) “cho”. Tác dụng: - “Rừng cho hoa” là vẻ đẹp của thiên nhiên, cũng là niềm vui, hạnh phúc mà quê hương ban tặng, qua đó ngợi ca sự giàu có và hào phóng của thiên nhiên quê hương. 3 - “Con đường cho những tấm lòng” gợi được tình cảm gắn bó, keo sơn thắm thiết của người đồng mình với căn nhà, với làng bản; gợi những bàn chân, những tấm lòng trở về với quê hương, xứ sở. => Cùng với gia đình, truyền thống văn hóa, nghĩa tình quê hương đã nuôi dưỡng con khôn lớn, trưởng thành. Gợi ý: Trong đoạn thơ trên, có thể thấy được người đồng mình”: - Cuộc sống, nếp sinh hoạt hàng ngày giản dị, gần gũi. - Công cụ lao động được người đồng mình trang trí đẹp đẽ, 4 qua đó cho thấy đôi bàn tay cần cù, khéo léo, tài hoa và óc sáng tạo của con người. - Sinh hoạt văn hóa đa dạng (vách nhà ken câu hát), qua đó cho thấy tâm hồn hết sức tinh tế, phong phú, tràn đầy lạc quan của người đồng mình. - Họ yêu quê hương và gắn bó sâu sắc với nơi mình sinh ra. Làm văn
- 2. Thân bài * Hoàn cảnh sống và tình yêu làng của ông Hai: - Ông Hai phải đi tản cư, sống ở một nơi khác. - Ông tha thiết yêu làng Chợ Dầu và rất tự hào về làng mình. Ở nơi tản cư, ông luôn nhớ về làng: + Luôn nhớ về làng và muốn về lại làng Chợ Dầu.” + Thói quen sang bác Thứ để kể chuyện làng -> kể để nguội đi nỗi nhớ làng. + Tự hào vì làng Chợ Dầu tham gia chiến đấu ủng hộ cách mạng (chòi gác, đường hầm bí mật ) * Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. - Lúc mới nghe tin, ông ngạc nhiên đến bàng hoàng, sững sờ: + Đúng lúc ông Hại đang phấn khởi trước những tin tức thời sự thì nghe những người tản cư bản về làng Chợ Dầu. Ông quay phắt lại hỏi: “ta giết được bao nhiêu thằng?” -> Câu hỏi cho thấy niềm tin vững chắc vào tinh thần cách mạng của làng mình. + Vì thế, tin làng theo giặc khiến ông chết lặng vì đau đớn, tủi thẹn: Cổ nghẹn đắng. Da mặt tê rần rần. Giọng lạc hẳn đi. Lặng đi như không thở được =>Đau đớn đến mức như không điều khiển được thân thể của chính mình.