Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Kon Tum (Có hướng dẫn chấm)
Câu 1 (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Nỗi sợ thất bại, sợ bị từ chối, phản đối hay sợ xấu hổ chắc chắn sẽ làm hầu hết mọi người tê liệt và mất hết nhuệ khí ngay ở bước khởi đầu nan”. Trong một khóa đào tạo, tôi gặp một người không bao giờ dám đặt ra bất cứ mục tiêu nào, chỉ vì cô sợ đến ghê người khi nghĩ đến cảnh mình thất bại và không đạt được điều mà cô hướng đến trong tâm tưởng. Sâu thẳm trong lòng cô tự nhủ, nếu mình không mong đợi gì hết thì mình đâu có thất bại.
Bốn mươi năm về trước, mẹ tôi cũng làm một điều tương tự như vậy khi bà tham dự kì thi tốt nghiệp cấp trung học cơ sở. Bà đinh ninh rằng mình sẽ thi rớt môn Toán (môn mà bà rất ghét), thế là bà quyết định chẳng thà không dự thi còn hơn mang điểm xấu về nhà!
Nghe có vẻ rất ngớ ngẩn, nhưng trong thực tế, có nhiều người làm như vậy đấy. Họ một mực tin rằng, tốt hơn hết là đừng đề ra một ngưỡng phấn đấu nào cả, để họ khỏi phải thất vọng về bản thân.
Điều này có nghĩa là những người liên tục đề ra mục tiêu cho mình không sợ thất bại chăng? Tôi không nghĩ như vậy. Tôi cho rằng hết thảy mọi người trên đời ai cũng không thích và sợ bị thất bại, trong đó có cả tôi nữa. Vậy thì điều gì mang lại cho họ sự can đảm dám đưa ra những mục tiêu xa vời và phấn đấu vươn tới cho bằng được? Vấn đề là ở chỗ những người ấy có cách định nghĩa riêng về thất bại. (...)
Người duy nhất có thể khẳng định bạn thất bại và làm cho bạn cảm thấy tồi tệ là...chính bạn. (...)
(Theo Làm chủ tư duy thay đổi vận mệnh, Adam Khoo- Stuart Tan, NXB Phụ Nữ, 2010, tr.393)
a. Xác định vấn đề trọng tâm được bàn luận trong văn bản.
b. Ghi lại 02 câu nghi vấn được sử dụng trong văn bản.
c. Chỉ ra 02 dẫn chứng được tác giả sử dụng trong văn bản và cho biết mục đích của việc sử dụng dẫn chứng đó có ý nghĩa như thế nào đối với văn bản?
File đính kèm:
- ky_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_ngu_van_nam_hoc_2022_2023.docx
Nội dung text: Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Kon Tum (Có hướng dẫn chấm)
- UBND TỈNH KON TUM KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2022 – 2023 Môn: NGỮ VĂN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài 90 phút (không kể phát đề) Câu 1 (4,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Nỗi sợ thất bại, sợ bị từ chối, phản đối hay sợ xấu hổ chắc chắn sẽ làm hầu hết mọi người tê liệt và mất hết nhuệ khí ngay ở bước khởi đầu nan”. Trong một khóa đào tạo, tôi gặp một người không bao giờ dám đặt ra bất cứ mục tiêu nào, chỉ vì cô sợ đến ghê người khi nghĩ đến cảnh mình thất bại và không đạt được điều mà cô hướng đến trong tâm tưởng. Sâu thẳm trong lòng cô tự nhủ, nếu mình không mong đợi gì hết thì mình đâu có thất bại. Bốn mươi năm về trước, mẹ tôi cũng làm một điều tương tự như vậy khi bà tham dự kì thi tốt nghiệp cấp trung học cơ sở. Bà đinh ninh rằng mình sẽ thi rớt môn Toán (môn mà bà rất ghét), thế là bà quyết định chẳng thà không dự thi còn hơn mang điểm xấu về nhà! Nghe có vẻ rất ngớ ngẩn, nhưng trong thực tế, có nhiều người làm như vậy đấy. Họ một mực tin rằng, tốt hơn hết là đừng đề ra một ngưỡng phấn đấu nào cả, để họ khỏi phải thất vọng về bản thân. Điều này có nghĩa là những người liên tục đề ra mục tiêu cho mình không sợ thất bại chăng? Tôi không nghĩ như vậy. Tôi cho rằng hết thảy mọi người trên đời ai cũng không thích và sợ bị thất bại, trong đó có cả tôi nữa. Vậy thì điều gì mang lại cho họ sự can đảm dám đưa ra những mục tiêu xa vời và phấn đấu vươn tới cho bằng được? Vấn đề là ở chỗ những người ấy có cách định nghĩa riêng về thất bại. ( ) Người duy nhất có thể khẳng định bạn thất bại và làm cho bạn cảm thấy tồi tệ là chính bạn. ( ) (Theo Làm chủ tư duy thay đổi vận mệnh, Adam Khoo- Stuart Tan, NXB Phụ Nữ, 2010, tr.393) a. Xác định vấn đề trọng tâm được bàn luận trong văn bản. b. Ghi lại 02 câu nghi vấn được sử dụng trong văn bản.
- Câu nghi ván bao gồm: Điều này có nghĩa là những người liên b tục đề ra mục tiêu cho mình không sợ thất bại chăng? Vậy điều gì mang lại cho họ sự can đảm dám đưa ra những mục tiêu xa vời và phấn đấu vươn tới cho bằng được? - Dẫn chứng: + Dẫn chúng người mẹ học kém môn Toán, bà quyết định không dự thi còn hơn mang điểm xấu về nhà. + Một người tác giả gặp trong khóa đào tạo, cô ấy không dám đặt bất cứ mục tiêu bài vì sợ thất bại. - Tác dụng: c + Lựa chọn 2 dẫn chứng tiêu biểu cho lập luận mọi người đều sợ thất bại nên họ lựa chọn cách bỏ cuộc tác giả đã giúp cho lập luận của mình được chặt chẽ, rõ ràng hơn. + Đồng thời với hai dẫn chứng đó cũng cho thấy khi con người ta sợ thất bại họ không dám bước lên phía trước, không dám đặt ra mục tiêu để vượt lên chính mình. d Học sinh đưa ra ý kiến cá nhân và có lí giải phù hợp. Làm văn a. Yêu cầu về hình thức: Viết đúng một đoạn văn khoảng từ 10 đến 12 dòng. b. Yêu cầu về nội dung: 1 * Xác định đúng vấn đề nghị luận: Tác dụng của việc xác định đúng mục tiêu trong học tập. - Giải thích: Xác định đúng mục tiêu trong học tập là việc tìm hiểu nhận định rõ ràng mục tiêu của việc học.
- + Điệp từ “ta làm”, lặp cấu trúc, liệt kê -> giúp tác giả bày tỏ ước nguyện được hiến dâng cuộc đời mình cho quê hương, xứ sở. + Các hình ảnh “con chim hót” “một cành hoa” “nốt nhạc trầm”: giản dị, tự nhiên mà đẹp, thể hiện ước nguyện khiêm nhường mà đáng quý. + Có sự ứng đối với các hình ảnh ở đầu bài thơ -> lí tưởng cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên, tất yếu; gợi liên tưởng đến mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người – đất nước. Tấm lòng thiết tha được hòa nhập, được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước. Khát vọng sống đẹp được nâng lên thành lí tưởng sống cao cả” “Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc”. + “Mùa xuân nho nhỏ”: ẩn dụ cho những gì đẹp nhất, tinh túy nhất của cuộc đời con người để góp phần làm nên mùa xuân của đất nước. Là cách nói khiêm nhường, giản dị, gợi một tâm hồn đẹp, một lối sống đẹp, một nhân cách đẹp “lặng lẽ dâng cho đời”. + Điệp từ “dù là” + hình ảnh tương phản “tuổi hai mươi” – “khi tóc bạc” khẳng định sự tồn tại bền vững của những khát vọng và lí tưởng sống ấy. Cả cuộc đời mình ông vẫn muốn chắt chiu những gì tốt đẹp nhất để hiến dâng cho đời. -> Khổ thơ là lời tổng kết của nhà thơ về cuộc đời mình. Cho đến tận cuối đời ông vẫn khát khao cống hiến cho đất nước.