Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Nam Định (Có hướng dẫn chấm)

Phần I: Tiếng việt (2,0 điểm)

    Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.

Câu 1. Các câu sau phù hợp với phương châm hội thoại nào trong giao tiếp?

- Nói có sách, mách có chứng,

- Ăn ngay nói thật.

- Nói phải củ cải cũng nghe.

A. Phương châm về lượng.                                     B. Phương châm quan hệ.

C. Phương châm về chất.                                        D. Phương châm cách thức.

Câu 2. Những từ tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ được gọi là gì?

A. Từ đơn.                                                              B. Từ ghép.

C. Tinh thái tử.                                                       D. Từ láy.

Câu 3. Trong những câu sau, câu nào sử dụng thành ngữ?

A. Đầu lòng hai ả Tố Nga                                       B. Nỗi mình thêm tức nỗi nhà

Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.                            Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng.

C. Bên trời góc bể bơ vơ                                        D. Kiến bò miệng chén chưa lâu

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.                              Mưa sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa.

docx 9 trang Ngọc Lễ 18/08/2023 6660
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Nam Định (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxky_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_ngu_van_nam_hoc_2022_2023.docx

Nội dung text: Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Nam Định (Có hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NAM ĐỊNH NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn: NGỮ VĂN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài 120 phút (không kể phát đề) (Đề thi gồm 02 trang) Phần I: Tiếng việt (2,0 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm. Câu 1. Các câu sau phù hợp với phương châm hội thoại nào trong giao tiếp? - Nói có sách, mách có chứng, - Ăn ngay nói thật. - Nói phải củ cải cũng nghe. A. Phương châm về lượng. B. Phương châm quan hệ. C. Phương châm về chất. D. Phương châm cách thức. Câu 2. Những từ tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ được gọi là gì? A. Từ đơn. B. Từ ghép. C. Tinh thái tử. D. Từ láy. Câu 3. Trong những câu sau, câu nào sử dụng thành ngữ? A. Đầu lòng hai ả Tố Nga B. Nỗi mình thêm tức nỗi nhà Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân. Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng. C. Bên trời góc bể bơ vơ D. Kiến bò miệng chén chưa lâu Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. Mưa sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa. Câu 4. Từ trà nào trong những trường hợp sau đây dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ? A. Bố đang pha trà. B. Trà hà thủ ô. C. Hết tuần trà D. Ấm trà ngon. Câu 5. Trong các câu sau, câu nào chứa thành phần khởi ngữ? A. Tôi cũng giàu rồi. B. Lâm học giỏi môn Toán. C. Giàu, tôi cũng giàu rồi. D. Em là học sinh tiên tiến.
  2. (Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu, Rosie Nguyễn, NXB Hội nhà văn, 2018, tr.143-144) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1 (0,5 điểm). Trong đoạn (1), sau khi ngồi bao nhiêu giờ chờ các chuyến bay, nhân vật tôi nhận ra rằng mình đã khác xưa như thế nào? Câu 2 (0,75 điểm), Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ trong đoạn văn (2). Câu 3 (0,75 điểm). Bài học ý nghĩa nhất mà em rút ra sau khi đọc văn bản là gì? Vì sao? Phần III: Tập làm văn (6,0 điểm) Câu 1 (1,5 điểm). Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu hãy viết 01 đoạn văn (khoan suy nghĩ của em về sự cần thiết phải gắn bó với quê hương xứ sở. Câu 2 (4,5 điểm). Phân tích nhân vật ông Hai trong đoạn trích Làng (SGK Ng" dục Việt Nam, 2018, trích truyện ngắn Làng) của nhà văn Kim Lân. Câu Hướng dẫn chấm Điểm Tiếng việt 1 – c 5 - c 2 – d 6 - b 3 – d 7 - d 4 – b 8 - a . Đọc hiểu 1 Trong đoạn (1), sau khi ngồi bao nhiêu giờ chờ các chuyến bay nhân vật tôi nhận ra mình đã khác xưa:
  3. - Giải thích: quê hương xứ sở là nơi con người sinh ra và lớn lên. - Sự cần thiết phải gắn bó với quê hương xứ sở: + Khi gắn bó với quê hương đất nước bản thân mỗi con người sẽ càng thêm yêu cội nguồn từ đó biết trân trọng và yêu thương đất nước mình. + Gắn bó với quê hương đất nước tạo ra động lực để con người nỗ lực cống hiến, xây dựng đất nước. Trong quá trình cố gắng ấy, con người tích lũy được nhiều kiến thức để hoàn thiện bản thân hơn. + Gắn bó với quê hương đất nước giúp con người cảm nhận được hạnh phúc đến từ những điều giản dị xung quanh mình. Từ đó thêm yêu cuộc sống, cuộc sống cũng vì thế mà trở nên có ý nghĩa hơn. + - Bàn luận, mở rộng: + Phê phán những người có tư tưởng xa rời quê hương nguồn cội. + Gắn bó với quê hương xứ sở nhưng vẫn luôn tiếp thu, học hỏi sự phát triển của nhân loại. 1. Mở bài: - Giới thiệu chung về tác giả Kim Lân, tác phẩm Làng. - Giới thiệu nhân vật ông Hai. 2 2. Thân bài 2.1 Ông Hai là người nông dân có tình cảm gắn bó sâu nặng với làng quê: Ông tha thiết yêu làng Chợ Dầu và rất tự hào về làng mình.
  4. - Ông lảng ra chỗ khác rồi về thẳng nhà, nằm vật ra giường chứ không chạy sang hàng xóm khoe làng như thường lệ. - Ông lo lắng, xót xa, trằn trọc cả đêm: + Cho số phận của những đứa con sẽ bị khinh bỉ, hắt hủi vì là trẻ con làng Việt gian; + Cho bao nhiêu người làng ở nơi tản cư. + Cho tương lại cả gia đình. - Ông sợ hãi khi phải đối diện với cuộc sống xung quanh: + Không dám bước chân ra khỏi nhà. +Không dám nói chuyện với vợ. + Mỗi một tiếng động bên ngoài cũng khiến ông hoang mang. + Lúc nào cũng nín thở nghe ngóng và chột dạ, nơm nớp. * Cái tin ấy còn khiến ông day dứt, giằng xé dữ dội: nhà - Vì: Ông vừa yêu làng, vừa yêu nước, ông buộc phải lựa chọn giữa hai tình cảm ấy. - Cuộc đấu tranh trong tâm hồn ông được biểu hiện qua cuộc nói chuyện của ông với đứa con nhỏ: + Ông khẳng định: “nhà ta ở làng Chợ Dầu” -> ông muốn con ghi nhớ Chợ Dầu là quê hương, la gốc gác, không được phép quên -> là tình cảm gắn bó máu thịt của ông Hai và của hàng triệu người Việt Nam. + Ông lựa chọn “ làng theo Tây thì phải thù”-> tình yêu nước và nhiệt tình ủng hộ kháng chiến của ông Hai. Lựa chọn ấy khiến ông vững vàng hơ và tin rằng đồng bào, đồng chí sẽ hiểu cho ông, cụ Hồ sẽ soi xét cho ông. ->Miêu tả diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, Kim Lân đã phản ánh những nét đẹp mới trong tâm hồn người nông dân sau cách mạng. Cùng với tình yêu làng
  5. + Hình ảnh, chi tiết giàu sức gợi.