Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Quảng Ninh (Có hướng dẫn chấm)

Câu 1. (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(1)   Lớn lên về thể chất là giấc mơ có thật của những thế hệ sinh ra trong rơm rạ đói
nghèo, trong tiếng bơ cao xuống thùng sắt trữ gạo luôn với mỗi ngày giáp hạt. Nhưng khi lớn lên về thể chất cũng là khi tôi dần biết về một giấc mơ khác nữa. Giấc mơ con người sẽ trưởng thành về nhân cách và tâm hồn.
[…]
      (2) Khi ta lớn lên, ta có thể chỉ biết về quyền của mình. Khi ta thực sự trưởng thành, ta mới biết về trách nhiệm của bản thân. Ta biết cho đi hơn là nhận lại. Ta biết đi tình nguyện thực ra là để chính ta trưởng thành lên. Ta biết rằng yêu thương người khác cũng chính là vỗ về tâm hồn của chính mình.
      (3) Thử thách của tuổi mới lớn có thể chỉ đơn giản là cú vật tay xem ai cơ bắp dẻo dai
hơn. Em hãy thử đi xa hơn, bước tới những thử thách rằng ai cống hiến nhiều hơn cho
cộng đồng. Ai truyền đi những năng lượng tích cực mạnh mẽ hơn. Ai biết sống vì người khác, vì bạn bè còn gian khó, vì làng quê còn nghèo nàn, vì đất nước còn lạc hậu, vì dân tộc còn tụt lại phía sau.
(Hà Nhân, Sống như cây rừng. NXB Văn học, 2016, trang 190-191)
a) (0,5 điểm) Từ “Nhưng” thực hiện phép liên kết nào giữa hai câu trong đoạn (1)?
b) (0,5 điểm) Theo tác giả, một giấc mơ khác nữa mà tôi dần biết khi lớn lên về thể chất là gì?
c) (1,5 điểm) Phân tích tác dụng của biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong các câu in đậm ở đoạn (2).
d) (0,5 điểm) Em có đồng tinh với ý kiến: “Ta biết rằng yêu thương người khác cũng chính là vỗ về tâm hồn của chính mình" không? Vì sao?
docx 8 trang Ngọc Lễ 18/08/2023 8140
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Quảng Ninh (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxky_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_ngu_van_nam_hoc_2022_2023.docx

Nội dung text: Kỳ thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Quảng Ninh (Có hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT TỈNH QUẢNG NINH NĂM HỌC 2022 – 2023 Môn thi: Ngữ văn (dành cho mọi thí sinh) ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề (Đề thi này có 02 trang) Câu 1. (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: (1) Lớn lên về thể chất là giấc mơ có thật của những thế hệ sinh ra trong rơm rạ đói nghèo, trong tiếng bơ cao xuống thùng sắt trữ gạo luôn với mỗi ngày giáp hạt. Nhưng khi lớn lên về thể chất cũng là khi tôi dần biết về một giấc mơ khác nữa. Giấc mơ con người sẽ trưởng thành về nhân cách và tâm hồn. [ ] (2) Khi ta lớn lên, ta có thể chỉ biết về quyền của mình. Khi ta thực sự trưởng thành, ta mới biết về trách nhiệm của bản thân. Ta biết cho đi hơn là nhận lại. Ta biết đi tình nguyện thực ra là để chính ta trưởng thành lên. Ta biết rằng yêu thương người khác cũng chính là vỗ về tâm hồn của chính mình. (3) Thử thách của tuổi mới lớn có thể chỉ đơn giản là cú vật tay xem ai cơ bắp dẻo dai hơn. Em hãy thử đi xa hơn, bước tới những thử thách rằng ai cống hiến nhiều hơn cho cộng đồng. Ai truyền đi những năng lượng tích cực mạnh mẽ hơn. Ai biết sống vì người khác, vì bạn bè còn gian khó, vì làng quê còn nghèo nàn, vì đất nước còn lạc hậu, vì dân tộc còn tụt lại phía sau. (Hà Nhân, Sống như cây rừng. NXB Văn học, 2016, trang 190-191) a) (0,5 điểm) Từ “Nhưng” thực hiện phép liên kết nào giữa hai câu trong đoạn (1)? b) (0,5 điểm) Theo tác giả, một giấc mơ khác nữa mà tôi dần biết khi lớn lên về thể chất là gì? c) (1,5 điểm) Phân tích tác dụng của biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong các câu in đậm ở đoạn (2). d) (0,5 điểm) Em có đồng tinh với ý kiến: “Ta biết rằng yêu thương người khác cũng chính là vỗ về tâm hồn của chính mình" không? Vì sao?
  2. đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chủ lái máy bay có nhắc đến bổ cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một - hòa nhé !". Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư ? Không không, đừng vẽ cháu ! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác về hơn. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa, SGK Ngữ văn 9, Tập một NXB Giáo dục Việt Nam 2007, trang 185) Câu Hướng dẫn chấm Điểm Đọc hiểu a Từ “nhưng” thực hiện phép liên kết là: phép nối. Theo tác giả “một giấc mơ khác nữa mà tôi dần biết khi lớn lên b về thể chất” là: giấc mơ con người sẽ trưởng thành về nhân cách và tâm hồn. Tác dụng của biện pháp điệp ngữ là: Nhấn mạnh về những trách c nhiệm của mỗi con người đó là phải biết cho đi, cần phải trưởng thành, biết yêu thương người khác. HS nêu ra quan điểm cá nhân và có những lý giải phù hợp. Gợi ý: Đồng tình với quan điểm trên. d Vì: Khi ta trao đi yêu thương ta nhận lại sự yêu quý, kính trọng của chính mình điều đó khiến ta cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc, thêm yêu cuộc sống Bởi vậy trao đi yêu thương cũng chính là cách vỗ về chính mình. Làm văn
  3. - Phê phán những người chỉ biết sống cho bản thân mình, ích kỷ luôn đặt lợi ích của bản thân trên lợi ích cộng đồng, sẵn sàng vì lợi ích cá nhân mà đạp lên lợi ích của người khác. - Biết sống vì người khác không có nghĩa là không yêu thương trân trọng bản thân mình. Cần có sự cân đối hài hòa giữa việc sống vì người khác và yêu thương trân trọng chính mình. 2 1. Mở bài: - Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long. - Giới thiệu tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa. - Giới thiệu đoạn trích cần phân tích. 2. Thân bài a. Giới thiệu khái quát: Truyện ngắn tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn của Sa Pa qua lời giới thiệu của bác lái xe. Đoạn văn ngắn đã khái quát được vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của anh thanh niên qua lời tâm sự của anh thanh niên với bác họa sĩ và cô kĩ sư. b. Nhân vật anh thanh niên: * Hoàn cảnh sống và làm việc: - Một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Công việc của anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Công việc đơn điệu đòi hỏi phải thật tỉ mỉ, chính xác, có ý thức tự giác.
  4. + Tự mình tìm lời giải đáp cho những câu hỏi quan trọng “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ra ở đâu, mình vì ai mà làm việc?” những câu hỏi cho anh biết giá trị của bản thân và ý nghĩa của cuộc sống. + Suy nghĩ đúng đắn về giá trị của hạnh phúc: Hạnh phúc không phải là khi cuộc sống đầy đủ về vật chất mà là khi ta làm được những điều có ích. Một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng của không quân ta, bắn rơi được máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng, anh thấy mình “thật hạnh phúc”. => Qua lời kể hồn nhiên, chân thành của người thanh niên, tác giả Nguyễn Thành Long đã giúp người đọc cảm nhận được những suy nghĩ đẹp và đúng đắn của anh thanh niên cũng như của những người lao động ở Sa Pa. - Làm phong phú cuộc sống của mình: Anh thường xuyên đọc sách. Vì sách chính là người bạn để anh “trò chuyện”. Nhờ có sách mà anh chống chọi được với sự vắng lặng quanh năm. Nhờ có sách mà anh tiếp tục học hành, mở mang kiến thức. => Những tình cảnh cao đẹp trên đã tạo nên những phẩm chất đáng quý ở anh thanh niên - một con người lao động với XHCN. 3. Kết bài - Truyện Lặng lẽ Sa Pa ngợi ca ngợi những con người lao động như anh thanh niên làm công tác khí tượng và thế giới những con người như anh. - Qua câu chuyện về anh thanh niên, tác phẩm cũng gợi tả những con người đang dành cả thanh xuân để cống hiến, phục vụ kháng chiến với nhiều phẩm chất cao đẹp.