Ôn tập vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Chuyên đề: Phương pháp tìm nhanh các biện pháp tu từ thường gặp

Phương pháp làm nhanh bài tập về biện pháp tu từ hoán dụ

Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng kháí niệm do có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

Thực tế dạy học trong Nhà trường phổ thông cho thấy, đa số học sinh vẫn còn mơ hồ và chưa phân biệt được phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ. Trong quá trình làm bài tập, khá nhiều em vẫn còn bị nhầm lẫn giữa hai biện pháp tu từ này. Vì thế trang bị cho các em phương pháp nhận diện và làm nhanh các bài tập về biện pháp tu từ hoán dụ là hết sức cần thiết. Trong quá trình thực dạy và nghiên cứu, người viết xin đề xuất một số phương pháp sau:

Tìm hoán dụ dựa vào sự xuất hiện của các bộ phận trên cơ thể người

Đây là cách thức đơn giản nhất để tìm ra hoán dụ. Thực chất đây là kiểu lấy bộ phận để gọi toàn thể. Vì thế nếu trong câu thơ hay câu văn có sự xuất hiện của các bộ phận cơ thể (hoặc các từ đi kèm với các bộ phận cơ thể) thì từ đó chính là hoán dụ. Có thể lấy một số ví dụ sau (hoán dụ là những từ in đậm):

– Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

(Bài ca vỡ đất – Hoàng Trung Thông).

– Mắt thương nhớ ai

Mắt ngủ không yên.

(Ca dao).

– Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong trong xe có một trái tim.

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật).

– Bạn Nam có chân trong đội bóng của trường.

Hay :

– Đầu xanh có tội tình gì

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi

(Truyện Kiều – Nguyễn Du).

– Minh là một tay chơi thượng hạng.

– Liêm là một tay cờ có tiếng.

doc 12 trang thihien 09/05/2023 6360
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Chuyên đề: Phương pháp tìm nhanh các biện pháp tu từ thường gặp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docon_tap_vao_lop_10_mon_ngu_van_chuyen_de_phuong_phap_tim_nhan.doc

Nội dung text: Ôn tập vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Chuyên đề: Phương pháp tìm nhanh các biện pháp tu từ thường gặp

  1. Biện pháp tu từ là gì? Các biện pháp tu từ thường gặp Nhận biết các biện pháp tu từ thường xuất hiện trong các đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 và thi THPT Quốc gia, cũng như các bài kiểm tra cuối học kì 2 môn Ngữ văn các lớp. Để nắm chắc kiến thức và không để mất tiền điểm đáng tiếc thì các em hãy cùng tham khảo bài viết Phương pháp tìm nhanh các biện pháp tu từ thường gặp để thêm kinh nghiệm, làm chủ dạng bài tập về xác định và phân tích các biện pháp tu từ dùng trong đoạn văn, bài văn nhé. 1. Phương pháp làm nhanh bài tập về biện pháp tu từ so sánh So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. So sánh là biện pháp tu từ được sử dụng phổ biến nhất trong đời sống cũng như trong sáng tác văn học. Đặc biệt là trong quá trình sáng tác, so sánh được người nghệ sĩ sử dụng với tần số cao để biểu hiện những cảm xúc, những suy nghĩ, đánh giá của mình trước sự vật, sự việc thể hiện trong tác phẩm. Từ đó giúp người đọc hiểu rõ hơn về bản chất, đặc điểm của sự vật, sự việc, nhận thức một cách sâu sắc và biểu cảm về đối tượng chưa biết. Vậy làm thế nào để học sinh có thể nhận ra biện pháp tu từ so sánh một cách nhanh và hiệu quả nhất? Dưới đây người viết xin đề xuất một số phương pháp: 1.1. Tìm biện pháp so sánh dựa vào các từ ngữ so sánh So sánh được chia làm 2 loại: so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng và ở mỗi loại so sánh thường có các lớp từ so sánh đi kèm. Chẳng hạn ở so sánh ngang bằng (cấu trúc: A = B), ta dễ dàng bắt gặp lớp từ ngữ: như, giống như, chừng như, y như, tựa như, bằng, Ví dụ: Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra (Ca dao) - Hai anh em nó giống nhau như đúc. - Anh ta và tôi bằng tuổi nhau. Ở loại so sánh không ngang bằng (cấu trúc A không bằng B), các lớp từ ngữ thường đi kèm là: hơn, hơn là, kém, không bằng, chẳng bằng, Ví dụ:
  2. Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày. (Quê hương – Đỗ Trung Quân). Anh là mây bốn phương Anh theo cánh gió chơi vơi Em vẫn nằm trong nhung lụa. ( Một mùa đông – Lưu Trọng Lư ). Ba là cây nến vàng Mẹ là cây nến xanh Con là cây nến hồng Ba ngọn nến lung linh Thắp sáng một gia đình. (Lời bài hát Ba ngọn nến lung linh – Ngọc Lễ). 2. Phương pháp làm nhanh bài tập về biện pháp tu từ ẩn dụ 2.1. Tìm ẩn dụ dựa trên những nét tương đồng của sự vật, hiện tượng Ẩn dụ cũng là một trong biện pháp nghệ thuật quan trọng và được sử dụng nhiều nhất trong sáng tác văn học. Và cũng có thể nói rằng, những tác phẩm hay, tác phẩm giá trị để lại nhiều ấn đượng sâu đậm trong lòng người đọc và thoát khỏi quy luật băng hoại của thời gian thì trước hết tác phẩm đó là tác phẩm sử dụng thành công và hiệu quả biện pháp tu từ ẩn dụ (Ca dao, Truyện Kiều của Nguyễn Du, các bài thơ của Hồ Xuân Hương, ). Tuy nhiên để nhận diện biện pháp nghệ thuật này trong câu thơ hay đoạn văn lại không hề đơn giản. Vì thế người học cần phải có cách thức, phương pháp để tìm ra nó. Muốn vậy, việc đầu tiên là cần phải nắm thật vững khái niệm – chìa khóa quan trọng để mở cánh cửa giải mã những bí mật ẩn dấu bên trong. Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác do có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. Như vậy, chiếc chìa khóa để tìm ra biện pháp tu từ ẩn dụ là dựa trên những nét tương đồng của sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác được đưa ra so sánh. Điều đó có nghĩa là giữa hai sự vật, hiện tượng này phải có những
  3. Trong sáng tác văn học, nhất là văn học dân gian, người nghệ sĩ thường sử dụng các môtíp quen thuộc như: thân em, em như, ước gì, buồn trông, rủ nhau, Ở một số môtip, người sáng tác luôn sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Ví dụ như môtip thân em và em như, hình ảnh được đưa ra so sánh ở vế sau chắc chắn là hình ảnh ẩn dụ (thường là ẩn dụ cho thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa). Thân em (em như) A B Trong đó A là đối tượng được so sánh, B là ẩn dụ (người phụ nữ trong xã hội xưa). Như vậy nếu gặp đúng môtip quen thuộc trên, chỉ cần dựa vào công thức chung này, học sinh sẽ dễ dàng chỉ ra phép ẩn dụ. Môtip này chúng ta bắt gặp nhiều trong ca dao, nhất là ở phần ca dao than thân. Thật không khó để chúng ta có thể kể ra các câu ca dao sử dụng kiểu công thức dân gian này: Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai. Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày. Thân em như giếng giữa đàng Người khôn rửa mặt người phàm rửa chân. Thân em như củ ấu gai. Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen Ai ơi nếm thử mà xem Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi. Hay: Em như con hạc đầu đình Muốn bay không nhấc nổi mình mà bay. Em như con hạc trong chùa Muốn bay nhưng mắc con rùa quấn chân. Những hình ảnh được đưa ra so sánh như: tấm lụa đào, hạt mưa sa, giếng giữa đàng, củ ấu gai, con hạc đầu đình chính là những hỉnh ảnh ẩn dụ. Có hể nói đây là phương pháp nhanh và hiệu quả nhất để tìm ra phép tu từ ẩn dụ. 2.3. Tìm ẩn dụ dựa vào sự chuyển đổi cảm giác Thông thương mỗi con người có 5 giác quan với các chức năng riêng biệt: tai để nghe (thính giác), mắt để nhìn (thị giác), mũi để ngửi (khứu giác), lưỡi để nếm (vị giác), da để cảm nhận (xúc giác). Nếu trong sáng tác văn học, nhà văn sử dụng những hình ảnh mà chức năng của giác quan có sự chuyển đổi thì hình
  4. Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng kháí niệm do có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. Thực tế dạy học trong Nhà trường phổ thông cho thấy, đa số học sinh vẫn còn mơ hồ và chưa phân biệt được phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ. Trong quá trình làm bài tập, khá nhiều em vẫn còn bị nhầm lẫn giữa hai biện pháp tu từ này. Vì thế trang bị cho các em phương pháp nhận diện và làm nhanh các bài tập về biện pháp tu từ hoán dụ là hết sức cần thiết. Trong quá trình thực dạy và nghiên cứu, người viết xin đề xuất một số phương pháp sau: 3.1. Tìm hoán dụ dựa vào sự xuất hiện của các bộ phận trên cơ thể người Đây là cách thức đơn giản nhất để tìm ra hoán dụ. Thực chất đây là kiểu lấy bộ phận để gọi toàn thể. Vì thế nếu trong câu thơ hay câu văn có sự xuất hiện của các bộ phận cơ thể (hoặc các từ đi kèm với các bộ phận cơ thể) thì từ đó chính là hoán dụ. Có thể lấy một số ví dụ sau (hoán dụ là những từ in đậm): – Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm. (Bài ca vỡ đất – Hoàng Trung Thông). – Mắt thương nhớ ai Mắt ngủ không yên. (Ca dao). – Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong trong xe có một trái tim. (Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật). – Bạn Nam có chân trong đội bóng của trường. Hay : – Đầu xanh có tội tình gì Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi (Truyện Kiều – Nguyễn Du). – Minh là một tay chơi thượng hạng.
  5. xuất của số đếm (hoặc những từ kết hợp với số đếm) thì chắc chắn từ ( hoặc cụm từ kết hợp) đó là hoán dụ. Ví dụ: – Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao (Ca dao). – Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân (Viếng Lăng Bác – Viễn Phương). – Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người. (Hồ Chí Minh). 3.4. Tìm hoán dụ dựa vào vật chứa đựng và vật bị chứa đựng Phương pháp này yêu cầu người học phải tinh ý nhận ra được đâu là vật chứa đựng và đâu là vật bị chứa đựng. Thông thường vật chứa đựng là vật lớn hơn, thường biểu hiện cho ý nghĩa tổng quát, khái quát, bao trùm, còn vật bị chứa đựng là vật nhỏ hơn và thường biểu hiện cho chi tiết, cái cụ thể, cái bị che phủ, Chẳng hạn, khi xét ví dụ sau: Vì sao trái đất nặng ân tình Nhắc đến tên người Hồ Chí Minh. (Theo chân Bác – Tố Hữu). Ta dễ dàng nhận ra trái đất là vật chứa đựng bởi nó là từ chỉ ý nghĩa tổng quát, bao trùm lên tất cả. Nó biểu thị cho tất cả con người sống trên mặt đất (vật bị chứa đựng). Vì thế trái đất ở đây là hình ảnh hoán dụ. Tương tự như vậy, không mấy khó khăn để chúng ta tìm ra hình ảnh hoán dụ trong câu thơ: Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà Miền Nam mong Bác nỗi mong cha. (Bác ơi – Tố Hữu). Miền Nam là vật chứa đựng, nó biểu thị cho tất cả con người đang sống ở miền Nam (vật bị chứa đựng). Vì thế miền Nam là hình ảnh hoán dụ.
  6. Đây là cách thức đơn giản để tìm ra biện pháp tu từ nhân hóa, bởi vì chỉ cần dựa vào từ trong câu miêu tả hoạt động con người của sự vật thì học sinh dễ dàng biết đó chính là phép nhân hóa. Ví dụ: Bão bùng thân bọc lấy thân Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm. (Tre Việt Nam – Nguyễn Duy). Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa. (Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận). Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ (Ngắm trăng – Hồ Chí Minh). 4.3. Tìm nhân hóa dựa vào từ diễn tả tâm trạng con người của sự vật Tương tự như việc tìm phép nhân hóa đã trình bày ở trên, nếu trong câu có các từ diễn tả tâm trạng con người của sự vật thì các từ đó là nhân hóa. Ví dụ: Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng, ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. (Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân). Mặc dù cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy. (Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân). Từ đây như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long,