15 Đề luyện thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn (Có đáp án)

Câu 1: Xác định các thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn trích?
Câu 2: Theo tác giả, vì sao “trận tấn công Normandy mang tính quyết định đã thành công vang dội” và Michael Jordan “được tôn xưng là vua bóng rổ” ?
docx 64 trang Mạnh Hoàng 25/01/2024 1700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "15 Đề luyện thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docx15_de_luyen_thi_tuyen_sinh_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_co_da.docx

Nội dung text: 15 Đề luyện thi tuyển sinh vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn (Có đáp án)

  1. BỘ ĐỀ ÔN THI NGỮ VĂN 9 VÀO 10 THEO CẤU TRÚC MỚI ĐỀ SỐ 1 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, trận tấn công Normandy mang tính quyết định đã thành công vang dội. Tại sao lại có được thành công to như vậy? Liên minh quân đội Mỹ - Anh trước khi tấn công đã có một sự chuẩn bị vô cùng kĩ lưỡng. Họ diễn tập rất nhiều lần, không chỉ diễn tập bình thường mà tập dượt cả phương hướng, địa điểm, thời gian, tất cả những việc cần làm khi tấn công. Cuối cùng, khi tấn công thực sự, thắng lợi như đã nằm gọn trong lòng bàn tay, thời gian tấn công chỉ lệch mấy giây so với kế hoạch. Đó chính là sức mạnh của sự chuẩn bị. Người xưa đã dạy, biết lo xa sẽ tránh được tai họa. Chỉ có sự chuẩn bị kĩ lưỡng mới mang đến kết quả tốt nhất. Một người có sự chuẩn bị càng kĩ lưỡng thì khả năng thành công càng cao. Chúng ta đều thuộc lòng câu ngạn ngữ: “Nuôi binh ngàn ngày, dụng binh một giờ” hay “một phút huy hoàng trên sân khấu, mười năm khổ luyện trong cánh gà”. Đó chính là triết lí sâu xa về sự chuẩn bị. Michael Jordan “không trung” là tuyển thủ vĩ đại nhất mọi thời đại trong lịch sử bóng rổ Mỹ, được tôn xưng là vua bóng rổ. Anh có đủ mọi tố chất và điều kiện của một ông vua bóng rổ, anh tham gia bất kì trận đấu nào thì tỉ lệ chiến thắng đều rất cao. Nhưng trước mỗi trận đấu, dù quan trọng hay thông thường, anh đều luyện tập kĩ càng. Anh tập ném bóng, tập các động tác cơ bản. Anh luôn là người luyện tập vất vả nhất trong đội bóng, cũng là người có sự chuẩn bị chu đáo nhất. (Trích Giáo dục thành công theo kiểu Harvard,Tập 2, Vương Nghệ Lộ, người dịch: Nguyễn Đặng Chi, NXB Lao động, 2016, trang 235 - 236) Câu 1: Xác định các thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn trích? Câu 2: Theo tác giả, vì sao “trận tấn công Normandy mang tính quyết định đã thành công vang dội” và Michael Jordan “được tôn xưng là vua bóng rổ” ? Câu 3: Nêu tác dụng của việc trích dẫn các câu ngạn ngữ trong văn bản? Câu 4: Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất với anh/chị? Vì sao? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1 : (2.0 điểm) Em hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến được trích dẫn từ phần Đọc hiểu:“Chỉ có sự chuẩn bị kĩ lưỡng mới mang đến kết quả tốt nhất”. Câu 2 : (5.0 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" của tác giả Nguyễn Dữ. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Các thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn trích: bình 0,5 luận, chứng minh.
  2. - Khi tỏ ra chủ quan, coi nhẹ công tác chuẩn bị, không chuẩn bị hoặc chuẩn bị một cách qua loa, hời hợt, không đầy đủ, thiếu chu đáo: dễ mắc sai lầm, phải gánh chịu thất bại (Những dẫn chứng thực tế đời sống) - Chuẩn bị kĩ lưỡng không có nghĩa là chậm chạp, chần chừ; thiếu quyết đoán, mạo hiểm; bỏ lỡ cơ hội - Phê phán những tư tưởng lệch lạc, những biểu hiện chủ quan * Bài học nhận thức và hành động - Nhận thức rõ về bản thân để có những sự chuẩn bị cần thiết, đúng đắn. - Hành động kiên trì, tích cực để sự chuẩn bị có kết quả tốt. d.Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Viết bài văn 10 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận 0.25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: 0.25 c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; I. Mở bài: - Giới thiệu tác phẩm, tác giả - Giới thiệu nhân vật: Vũ Nương là nhân vật chính trong truyện; là người phụ nữ bình dân có truyền thống tốt đẹp về đạo đức, phẩm chất nhưng trong xã hội phong kiến nhưng chịu đau khổ. + Đọc “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ ta thương nàng Vũ Thị Thiết đã chịu đựng nỗi đau oan khuất. II. Thân bài: 1. Tóm tắt tác phẩm Vũ Nương nết na xinh đẹp. Trương Sinh cưới nàng về. Sau đó, Trương Sinh phải đi lính. Vũ Nương ở nhà chăm sóc mẹ già con trẻ. Bà mẹ vì quá nhớ con buồn rầu mà chết. Nàng ma chay tế lễ chu đáo. Vũ Nương hàng đêm thường chỉ bóng mình trên vách bảo với con đấy là cha Đản. Khi giặc tan trương Sinh trở về đứa trẻ không nhận là cha mình. Nghe nó kể lại Trương Sinh nghi ngờ vợ mình thất tiết, đánh đuổi vợ ra khỏi nhà. Vũ Nương thanh minh không được đành phải nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Cùng làng có người tên là Phan Lan vì cứu Linh Phi lúc hóa rùa đã được Linh Phi cứu sống, tình cờ gặp Vũ Nương ở thủy cung. Phan Lang trở
  3. c) Khi chết rồi Vũ Nương vẫn thiết tha với gia đình, muốn trở về quê cũ - Ở thuỷ cung, nàng vẫn nhớ quê hương, có ngày tất phải tìm về. - Tìm về là để giải bày nỗi oan với chồng, với mọi người. - Nhưng nàng không thể trở về với nhân gian được nữa. 3. Nhận xét về nghệ thuật - Nhận xét về nghệ thuật: khai thác vốn văn học dân gian, sáng tạo về nhân vật - Liên hệ về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội hiện nay III. Kết bài: - Khẳng định “Chuyện người con gái Nam Xương” là tác phẩm giàu tính hiện thực và giá trị nhân văn - Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương cũng chính là nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam cần được tôn vinh trong mọi thời đại. d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ phù hợp. 0.25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ 0.25 pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. ĐỀ SỐ 2 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Bạn không cần phải thắng bằng mọi giá Một trong những câu hỏi quan trọng bạn có thể tự hỏi là: “Tôi muốn mình luôn luôn đúng hay tôi muốn được hạnh phúc?”. Trong nhiều trường hợp, hai điều này thường không đi cùng nhau. Việc tỏ ra mình là người luôn đúng - nghĩa là người khác sai - sẽ đẩy chúng ta vào thế sẵn sàng tranh cãi với bất kỳ ai không cùng quan điểm. Và nếu tình trạng này cứ tiếp diễn sẽ khiến đầu óc chúng ta tốn rất nhiều năng lượng cũng như làm chúng ta xao nhãng với cuộc sống xung quanh. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn dành rất nhiều thời gian và công sức để chứng minh (hay bảo vệ) quan điểm của mình và cho rằng người khác đã sai. Vô tình hay hữu ý, nhiều người tin rằng việc đưa ra ý kiến riêng “đúng đắn” sẽ giúp người khác điều chỉnh họ và học hỏi thêm nhiều điều. Thực ra, điều này hoàn toàn sai. Bạn hãy nhớ lại xem, đã bao giờ bạn bị ai đó “sửa lưng” và bạn nói với họ: “Cảm ơn bạn đã chỉ cho tôi thấy điều tôi sai!”. Hoặc đã bao giờ có ai đó nói cảm ơn khi bạn phản đối họ hay chứng tỏ bạn đúng họ sai. Sự thật là đa phần chúng ta đều không thích bị người khác vạch ra sai lầm của mình. Con người luôn mong muốn người khác lắng nghe và được công nhận. Do đó, một người biết cách lắng nghe thường là người được yêu quý và tôn trọng. Những người có thói quen hay phản đối người khác thường chỉ nhận được phản ứng bực bội và bị lảng tránh. (Richard Carlson - Tất cả đều là chuyện nhỏ, NXB Tổng hợp Thành phố HCM, trang 35) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.
  4. - Việc khẳng định mình luôn đúng là thái độ hiếu thắng, tự kiêu tự đại không nên có trong giao tiếp. - Niềm hạnh phúc là cảm giác mãn nguyện khi chúng ta đạt được ước mơ trong cuộc sống. - Việc khẳng định mình luôn đúng không thể đem lại hạnh phúc cho con người bởi vì: + Tâm lí hiếu thắng có thể đem lại cho bạn cảm giác hãnh diện vui sướng nhất thời. Nhưng sẽ khiến bạn trở nên bị ghen ghét, xa lánh. + Bản thân mình không lắng nghe và nhận thấy lỗi sai của mình. + Khiến cho người khác thấy bực bội, không muốn lại gần II. Làm 2.0 văn Câu 1 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về câu nói: “Cảm ơn bạn đã chỉ cho tôi thấy điều tôi sai!”. * Yêu cầu về hình thức: 0.25 - Đảm bảo bố cục đoạn văn: câu mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn - Trình bày câu văn mạch lạc, lập luận rõ ràng, sáng nghĩa * Yêu cầu về nội dung: 0.25 - Giải thích câu nói: là lời cảm ơn cần thiết khi có ai đó vạch ra lỗi sai của chính mình - Phân tích ý nghĩa của câu nói: + Câu nói đã khẳng định rằng: không phải mọi lúc bản thân mình 0.5 luôn đúng. Do đó, khi được người khác chỉ ra sai lầm của mình cần biết lắng nghe để sửa lỗi + Biết nói lời cảm ơn khi có người giúp bạn sửa sai và hoàn thiện chính mình. Đó là lối ứng xử văn hóa - Bàn luận: + Trong giao tiếp, không ai luôn đúng hoặc luôn sai. Chúng ta nhất thiết cần phải lắng nghe quan điểm của người khác và nhìn 0.5 thấy chỗ sai của mình. + Trên thực tế, nhiều người luôn cố tỏ ra mình luôn đúng và phủ nhận người khác. Khi bị vạch ra sai lầm thì luôn cảm thấy khó chịu, ấm ức. Đó là thái độ tiêu cực, cần loại bỏ khi giao tiếp. - Bài học nhận thức và hành động: + Luôn học hỏi, lắng nghe từ người khác + Luôn cầu thị, tự sửa lỗi để hoàn thiện mình 0.5 + Không nhất thiết phải thắng bằng mọi giá trong giao tiếp. Luôn khiêm tốn với chính mình, luôn khéo léo trong cách chỉ ra lỗi sai của người khác.
  5. - Thể thơ tự do, câu thơ dài ngắn khác nhau, phù hợp với dòng cảm xúc của tác giả. - Ngôn ngữ thơ bình dị, hàm xúc. - Hình ảnh thơ chọn lọc, sử dụng nhiều hình ảnh sóng đôi - Cảm xúc dồn nén. - Sử dụng thành công thành ngữ dân gian 3. Kết bài - Ý nghĩa của bảy câu thơ đầu: Qua bảy câu thơ đầu của bài thơ “Đồng chí”, Chính Hữu đã sử dụng nhiều hình ảnh chân thực, gợi tả và khái quát cao đã thể hiện được một tình đồng chí chân thực, không phô trương nhưng lại vô cùng lãng mạn và thi vị. d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ phù hợp. 0.25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, 0.25 ngữ nghĩa tiếng Việt. ĐỀ SỐ 3 ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích dưới đây: Khi nói đến ước mơ của mỗi người thì điều đầu tiên cần phải xác định đó không phải là những mong ước viển vông mà chính là mục đích con người đặt ra và cố gắng phấn đấu để đạt đến trong cuộc đời mình. Đồng thời một yếu tố cũng hết sức quan trọng là cần phải xác định cách thức để đạt được mục đích đó, bởi không ai trong cuộc đời này lại không muốn đạt đến một điều gì đó. Sự khác biệt chính là ở phương thức thực hiện, cách thức đạt đến ước mơ của mỗi người và điều này sẽ quyết định “đẳng cấp” về nhân cách của mỗi người. Có người đi đến ước mơ của mình bằng cách trung thực và trong sáng thông qua những nỗ lực tự thân tột cùng. Đây là những người có lòng tự trọng cao và biết dựa vào sức của chính mình, tin vào khả năng của chính mình và sự công bằng của xã hội. Đối với họ, mục tiêu chưa chắc là điều họ quan tâm, cái họ quan tâm hơn chính là phương thế để đạt đến mục tiêu trong cuộc sống. Chính vì vậy họ là những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận “tầm gửi”, trở thành công cụ trong tay người khác hay giao phó tương lai của mình cho người khác. Sở dĩ như thế là bởi họ chỉ tự hào với những gì do chính bản thân họ làm ra và đạt đến, đồng thời cũng là những người xem phương tiện quan trọng như mục tiêu của cuộc đời mình. (Nguồn: Lê Minh Tiến, Đẳng cấp về nhân cách, Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt của đoạn trích. Câu 2. Xác định khởi ngữ trong câu sau: Đối với họ, mục tiêu chưa chắc là điều họ quan tâm, cái họ quan tâm hơn chính là phương thế để đạt đến mục tiêu trong cuộc sống. Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: những người không bao giờ chấp nhận sống trong thân phận “tầm gửi” chỉ tự hào với những gì do chính bản thân họ làm ra và đạt đến? Câu 4. Từ đoạn trích trên, hãy rút ra bài học có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?