20 Đề luyện thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn (Có đáp án)
Câu 1 (0,5 điểm). Văn bản trên thuộc kiểu văn bản gì (tự sự, thuyết minh, nghị luận)?
Câu 2 (0,5 điểm). Em hãy chỉ ra những hành động của chú Dê trong câu chuyện trên.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "20 Đề luyện thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- 20_de_luyen_thi_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van_co_dap_an.docx
Nội dung text: 20 Đề luyện thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn (Có đáp án)
- ĐỀ 1 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Câu chuyện chú Dê Buổi sớm nọ, một chú Dê đừng lảng vảng ngoài vườn rau, chú ta muốn ăn cải trong vườn nhưng vì bỏ rào cao nên không thể vào được. Lúc ấy, trời vờn tối, mặt trời vừa ló dạng ở đằng đông, Chú Dê nhìn thấy cái bóng của mình dài thật di. Chú ta chợt nghĩ “Ôi, mình cao thế này ư? Thế thì mình có thể ăn quả trên cây rồi, cần gì phải ăn những cây cải dưới đất nữa" Ở đằng xa có một vườn táo. Các cây táo trĩu nặng những quả táo ửng hồng. Chú Dê hăm hở chạy đến đó. Khi đến nơi thì trời đã trưa, lúc này mặt trời lên đến đỉnh đầu. Bóng chú Dê trở thành một cái bóng nhỏ sát chân chú. "Ôi, thì ra mình bể nhỏ đến thế làm sao mình ăn quả trên cây được, thôi đành trở về ăn cải trong vườn thôi". Chú ta buồn bã quay lại nơi vườn cải. Khi đến nơi, mặt trời đã xuống phía tây, cái bóng của chủ lại trải dài thật dài. "Sao mình lại trở về đây làm gì nhỉ? Mình cao thế này thì ăn những quả táo trên cây đầu thành vấn đề?" - Chú ta phiền não, lẩm bẩm. (Nguồn Câu 1 (0,5 điểm). Văn bản trên thuộc kiểu văn bản gì (tự sự, thuyết minh, nghị luận)? Câu 2 (0,5 điểm). Em hãy chỉ ra những hành động của chú Dê trong câu chuyện trên. Câu 3 (1,0 điểm). Vì sao cuối câu chuyện, chú ta phiền não, lầm bầm? Câu 4 (1,0 điểm). Bài học rút ra từ câu chuyện trên. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung gợi ra ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về việc mỗi người cần xác định mục tiêu trong cuộc sống của mình. Câu 2 (5,0 điểm): Trong bài thơ Khoảng trời, hố bom, Lâm Thị Mỹ Dạ có đoạn viết: Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường Để cứu con đường đệm ấy khỏi bị thương Cho đoàn xe kịp giờ ra trận Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa (Theo Văn chương một thời để nhớ, NXB Văn học, 2006) Hình ảnh cô gái thanh niên xung phong mở đường một lần nữa được Lê Minh Khuê khắc họa trong truyện ngắn Những ngô i sao xa xô i (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2006). Em hãy phân tích để làm nổi bật vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện ngắn đó. ĐÁP ÁN Phần I. Đọc hiểu Câu 1: Văn bản trên thuộc kiểu văn bản tự sự.
- tình huống đầy thử thách nhưng lại là công việc thường nhật của các cô gái trong tổ trinh sát mặt đường trên tuyến đường Trường Sơn. - Tác giả đặt nhân vật vào hoàn cảnh khắc nghiệt mà ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh. Nhưng cũng từ đó, các nhân vật bộc lộ phẩm chất của mình sự lạc quan, dũng cảm tinh thần trách nhiệm với công việc, tình đồng chí đồng đội sâu sắc Đó là phẩm chất anh hùng của thế hệ trẻ Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 2.1 Hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái - Ba cô gái sống trong một cái hang dưới chân cao điểm ở vùng trọng điểm bắn phá của giặc Mĩ. - Các cô đảm nhiệm công việc phá bom “Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần”. Đó là một công việc nguy hiểm gian khổ đòi hỏi sự dũng cảm tinh thần trách nhiệm cao. -Từ hang các cô ở, nhìn ra bên ngoài đường bị đánh lở loét màu đất đỏ trắng lẫn lộn chỉ có thân cây bị tước khô cháy. Đất bốc khói không khí bàng hoàng máy bay rẻ rè, phản lực gầm gào Ở đây không có dấu hiệu của sự sống. => Bằng những lời kể mộc mạc, giọng điệu tự nhiên, nhà văn Lê Minh Khuê đã tái hiện chân thực hiện thực khốc liệt của chiến trường. Đặt nhân vật vào hoàn cảnh đó, bà đã khắc họa nổi bật phẩm chất anh hùng của những cô gái thanh niên xung phong trẻ tuổi 2.2 Vẻ đẹp của ba cô thanh niên xung phong a. Những nét chung + Lòng dũng cảm, sẵn sàng hi sinh không quản ngại khó khăn gian khổ, tinh thần trách nhiệm cao, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được phân công + Sống lạc quan, nhiều mơ mộng, thích làm đẹp cho cuộc sống ngay cả trong chiến trường + Tinh đồng đội keo sơn gắn bó. → Đó là những phẩm chất vừa cao đẹp, vừa bình dị lạc quan của thế hệ trẻ Việt Nam trong chiến tranh chống Mĩ b. Nét tính cách riêng của mỗi người * Nhân vật chị Thao: - Sự cứng cỏi, điềm tĩnh: + Những lúc sắp bước vào cuộc chiến và sau cuộc chiến chị bình tĩnh đến phát sợ: bóc bánh quy ra ăn, lúc từ mặt đường đầy đạn bom trở về chị vẫn bình thản như không. + Chị luôn có những mệnh lệnh quyết đoán: lệnh cho Phương Định ở lại hàng trực điện đài còn chị và Nho lên mặt đường + Lúc Nho bị thương dù rất lo lắng nhưng chị không hề khóc, còn bảo Phương Định hát để xua đi căng thẳng. => Chị Thao là người bình tĩnh, cứng cỏi nhất tổ trinh sát mặt đường. - Là một tâm hồn nhạy cảm nữ tính trẻ trung, giàu tình cảm + Chị hay hát và có đến 3 quyển sổ dày để chép bài hát. + Chị cũng thích làm đẹp: lông mày tỉa nhỏ như cái tăm áo lót thêu chỉ màu + Chị rất sợ máu và vắt. + Rất gắn bó với đồng đội chị kín đáo quan tâm, lo lắng cho họ. No bị thương: chị mở
- yêu mến nhân vật Phương Định - Giàu tình cảm + Trong suy nghĩ của cô gái trẻ ấy, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ. Cô luôn dành cho các anh bộ đội một nêm thán phục, ngưỡng mộ như thế đấy! + Phương Định rất hiểu tính cách, sở thích của chị Thao và Nho. Biết chị Thao lúc cương quyết táo bạo (chị không ra nước mắt), khi mềm mại nữ tính (sợ máu, sợ vắt, thích thêu thùa ) + Lúc Nho bị thương, Phương Định “moi đất bế Nho đặt lên đầư” rửa vết thương pha sữa, chăm sóc chu đáo. -> Phải nói rằng, nhà văn từng có mặt trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ nên bà viết về những nữ thanh niên xung phong bằng cả sự trải nghiệm nơi chiến trường và bằng tình cảm yêu mến kính phục các cô gái trẻ. -> Bạn đọc không khỏi yêu mến cảm phục trước một cô gái trẻ hồn nhiên, yêu đời, đời sống tâm hồn phong phú nhưng cũng đầy tâm huyết với công việc, với đồng đội => Nhà văn Lê Minh Khuê viết về ba cô gái với tất cả tình cảm trân trọng và cảm phục, ngưỡng mộ. Họ tiêu biểu cho thế hệ trẻ thời chống Mĩ - những con người mang trong mình tình yêu Tổ Quốc lớn lao. 3. Tổng kết -Nội dung: Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, th thần dũng cảm cuộc sống chiến đấu gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó chính là hình ảnh tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. -Nghệ thuật + Lựa chọn ngôi kể phù hợp, cách kể chuyện tự nhiên và + Nghệ thuật xây dựng nhân vật, nhất là miêu tả diễn biến tâm lí. + Ngôn ngữ giản dị vừa mang tính khẩu ngữ vừa đậm chất trữ tình. + Câu văn ngắn, nhịp điệu dồn dập, gợi không khí căng thẳng khẩn trương ở chiến trường. ĐỀ 2 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN Phần I: Đọc - hiểu (4,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4: Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi
- - Người biết cống hiến được tôn trọng và kính nể rất nhiều. Bởi khi ta biết cống hiến, chính là lúc tao biết đặt lợi ích của cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân. -Việc cống hiến còn giúp chúng ta một phần nào đó trong việc hoàn thiện nhân cách và tâm hồn mình hơn, như biết bao dung hơn, trở thành người quảng đại hơn, yêu thương con người nhiều. Làm thế nào để cống hiến? Ta cần phải mở rộng tầm nhìn của mình đối với thế giới, tránh xa những nông cạn, vị kỉ, nhỏ nhen. Dẫn chứng cống hiến: Những phát minh, tìm kiếm khoa học được đánh giá cao của Mark Zuckerberg – ông chủ của trang mạng xã hội lớn nhất thế giới – Facebook; Marie Curie với phát hiện vĩ đại cho nền công nghiệp phóng xạ – Uranium. Mong ước cống hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải. Và cao hơn cả cống hiến, chính là đức hy sinh. Hãy nhớ về những vị anh hùng hữu danh, vô danh, họ đã hy sinh cả mạng sống để cho đất nước được yên tiếng súng. Hiện tại: Đó là sự chăm chỉ lao động cùa người nông dân, là sự miệt mài với công việc của người trí thức, là sự hăng say trong học tập của lớp trẻ. - Liên hệ bản thân, kết thúc vấn đề Phần II: Làm văn (6,0 điểm) Dàn ý tham khảo Mở Bài -Giới thiệu tácgiả, tác phẩm - Nêu cảm nhận chung của em về nhân vật anh thanh niên Thân Bài a, Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên + Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, quanh năm sống với hoa cỏ + Công việc của anh: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc dự báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu + Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác cũng như tinh thần trách nhiệm cao (nửa đêm đi ốp dù trời mưa tuyết, giá lạnh) - Điều gian khổ nhất chính là vượt qua nỗi cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng chỉ sống trên đỉnh núi một mình b, Những nét đẹp trong cách sống, suy nghĩ, hành động và quan hệ tình cảm với mọi người -Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt, anh có suy nghĩ rất đẹp:
- Câu 2. (1.0 điểm) Câu (2) và (3), câu nào là câu ghép? Chỉ ra kiểu quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép đó. Câu 3. (1.0 điểm) Xác định thành phần trạng ngữ trong câu (4) và cho biết nó bổ sung ý nghĩa gì cho câu? Câu 4. (3.0 điểm) Viết một đoạn văn giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”. Câu 5. (4.0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau: “Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí!" (Trích Đồng chí - Chính Hữu - dẫn theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2012, trang 128) - Hết - ĐÁP ÁN ĐỀ THI Câu 1. (1.0 điểm) Từ ngữ liên kết: anh ta Phép liên kết: thế (Anh ta thế cho người con trai) Câu 2. (1.0 điểm) Câu (3) là câu ghép Chỉ ra kiểu quan hệ về nghĩa giữa các vế: quan hệ đẳng lập (2 cụm chủ vị đề chỉ hành động của chủ ngữ trong câu) Câu 3. (1.0 điểm) Thành phần trạng ngữ trong câu (4): Lúc bấy giờ, Nó bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian trong câu. Câu 4. (3.0 điểm) I. Giới thiệu câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”. II. Bàn luận vấn đề: giải thích câu tự ngữ “Lá lành đùm lá rách” 1. Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” - Nghĩa đen: khi dùng chiếc lá này rách, ta có thể dùng lá lành hơn đùm lá rách lại. - Nghĩa bóng: “lá lành” là người có cuộc sống giàu có, thuận lợi và yên ổn, còn “lá rách” là người có cuộc sống nghèo khó, khổ cực và khó khăn. - Câu tục ngữ muốn khuyên ra nên yêu thương con người, đùm bọc họ khi họ khó khăn, gian khổ. 2.Đánh giá về câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” -Nhắc nhở chúng ta không nên chê bai, ghẻ lạnh đối với những người khó khan, mà chúng ta nên yêu thương, giúp đỡ học khi học gặp khó khăn, đó mới là điều tốt đẹp.