45 Đề ôn thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn

Câu 3. Viết đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch (khoảng 8 -10 câu) phân tích khổ cuối của bài thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng phép thế và một thành phần biệt lập (chú thích rõ).
docx 51 trang Mạnh Hoàng 25/01/2024 1560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "45 Đề ôn thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docx45_de_on_thi_vao_lop_10_thpt_mon_ngu_van.docx

Nội dung text: 45 Đề ôn thi vào Lớp 10 THPT môn Ngữ văn

  1. ĐỀ SỐ 1 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: phút Phần I: (6 điểm) Trong văn bản “Làng ”của Kim Lân có đoạn: “Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng Chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa? ” (SGK Ngữ văn 9, tập một, trang 166) 1. Tâm trạng của nhân vật được nói đến trong đoạn trích trên là ai? “Cái cơ sự này” trong đoạn trích là điều gì? 2. Việc sử dụng liên tiếp các câu nghi vấn trong đoạn văn trên có tác dụng gì trong khi diễn tả những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật? 3. Bằng sự hiểu biết về truyện ngắn “Làng”, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 – 15 câu theo theo phép lập luận tổng - phân - hợp, phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật khi biết “cái cơ sự này”. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần tình thái và khởi ngữ (Gạch chân và chú thích rõ). 4. Tại sao khi xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng chợ Dầu, nhưng tác giả lại đặt tên tác phẩm của mình là “Làng” chứ không phải “Làng chợ Dầu”? 5. Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một tác phẩm viết về người nông dân với nỗi đau sâu sắc bộc lộ qua cử chỉ, ngoại hình. Đó là tác phẩm nào? Tác giả là ai? Phần II (4 điểm) Trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy có câu: “Ngửa mặt lên nhìn mặt” 1. Chép tiếp câu thơ trên để hoàn thành khổ thứ năm của bài thơ. 2. Từ “mặt” thứ hai trong khổ thơ vừa chép được chuyển nghĩa theo phương thức nào? Phân tích cái hay của cách dùng từ nhiều nghĩa trong câu thơ đó? 3. Hãy viết một đoạn văn quy nạp (khoảng 10 câu) phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí trong khổ thơ kết của bài thơ. Trong đoạn có sử dụng một câu phủ định (Gạch chân câu phủ định). HẾT
  2. Câu 2. Trong khổ thơ trên, từ “lao xao” có thể thay thế cho từ “xôn xao” được không? Vì sao? Câu 3. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” cho ta thấy niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bông hoa toả hương sắc cho đời của Thanh Hải. Trong bài “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu cũng có những suy ngẫm tương tự: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Bằng một đoạn văn quy nạp khoảng 12- 15 câu, trình bày ý kiến của em về quan niệm sống nói trên trong câu thơ của Tố Hữu. HẾT ĐỀ SỐ 3 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: phút Phần I: (6 điểm) Cho câu thơ sau: “Ngày xuân con én đưa thoi” (Trích “Truyện Kiều”) Câu 1: Chép chính xác ba câu thơ tiếp theo. Những câu thơ em vừa chép thuộc đoạn trích nào của Truyện Kiều? Nêu tên tác giả? Câu 2: Theo em, hình ảnh “con én đưa thoi” trong đoạn thơ được hiểu như thế nào? Câu 3: Trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng có một bài thơ sử dụng hình ảnh “thoi”. Em hãy chép lại câu thơ đó và ghi rõ tên tác phẩm, tác giả? Nghĩa chung hình ảnh “thoi” trong hai câu thơ này là gì? Câu 4: Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo cách lập luận qui nạp, trình bày cảm nhận của em về cảnh ngày xuân trong đoạn thơ đã dẫn ở trên. Trong đoạn có sử dụng câu dùng lời dẫn trực tiếp và một câu ghép. (Gạch chân và chú thích rõ) Phần II: (4 điểm) Cho đoạn thơ sau: “Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
  3. Câu 1: Từ “thiều quang” trong đoan trích trên có nghĩa là gì? Câu 2: Em hãy chỉ ra phép đảo ngữ được Nguyễn Du sử dụng trong đoạn thơ trên. Cách sử dụng nghệ thuật đảo ngữ trong đoạn thơ đã góp phần khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân như thế nào? Câu 3: Trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có một bài thơ sử dụng phép đảo ngữ để khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân. Em hãy chép lại những câu thơ tương tự và cho biết đó là bài thơ nào? Do ai sáng tác? So sánh cách sử dụng phép đảo ngữ của các tác giả trong cả hai bài thơ. Câu 4: Viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 – 12 câu, nêu cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và một thành phần biệt lập phụ chú. (Gạch chân và chú thích rõ) - Chúc em làm bài tốt – ĐỀ SỐ 5 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: phút Phần I: (6 điểm) Cho đoạn trích sau: “Mãi khuya, bà Hai mới chống gối đứng dậy. Bà lẳng lặng xuống bếp châm lửa ngồi tính tiền hàng. Vẫn những tiền cua, tiền bún, tiền đỗ, tiền kẹo Vẫn cái giọng rì rầm, rì rầm thường ngày. - Này, thầy nó ạ. Ông Hai nằm rũ ra ở trên giường không nói gì. - Thầy nó ngủ rồi à ? - Gì ? Ông lão khẽ nhúc nhích. - Tôi thấy người ta đồn Ông lão gắt lên: - Biết rồi! Bà Hai nín bặt. Gian nhà lặng đi hiu hắt.” (Trích Làng – Kim Lân) Câu 1: Dấu chấm lửng trong câu “Tôi thấy người ta đồn ” có tác dụng gì? Sự việc mà bà Hai nghe “người ta đồn” là sự việc nào? Câu 2: Theo trình tự cốt truyện thì đoạn trích nằm ở tình huống nào? Ý nghĩa của tình huống này là gì?
  4. Phần II: (6 điểm) Sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người đã làm nên bức tranh đẹp về cuộc sống mới ở miền Bắc thời kì xây dựng CNXH. Câu 1: Nhận xét trên nói về bài thơ nào ? Ai là tác giả? Câu 2: Trong bài thơ em vừa nêu có nhiều từ “hát” khiến cả bài thơ như một khúc tráng ca. Đó là khúc ca gì và tác giả thay lời ai? Chép chính xác câu thơ có từ “hát” được dùng nghệ thuật ẩn dụ trong bài thơ và nêu tác dụng? Câu 3: Viết đoạn văn khoảng 15 câu làm sáng tỏ nhận xét trên. Trong đoạn có sử dụng câu bị động và một câu cảm thán. (Gạch chân và chú thích rõ). Cho biết đoạn văn em vừa viết diễn đạt theo cách nào? - Chúc em làm bài tốt – ĐỀ SỐ 7 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: phút Phần I: (6 điểm) Cho câu thơ sau : “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ, Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.” (Trích Viếng lăng Bác – Viễn Phương) Câu 1: Nêu ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Câu 2: Từ “mặt trời” ở câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ từ vựng nào? Phép tu từ này có tác dụng như thế nào trong việc bộc lộ cảm xúc của tác giả? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao? Câu 3: Trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có những câu thơ xuất hiện hình ảnh “mặt trời” qua cách sử dụng phép tu từ tương tự. Chép những câu thơ đó và cho biết tên tác giả, tác phẩm. Câu 4: Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên bằng một đoạn văn khoảng 10 – 12 câu, triển khai theo lối lập luận tổng phân hợp để thấy được dòng cảm xúc chân thành của tác giả trước khi vào lăng viếng Bác. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động và một phép nối liên kết. (Gạch chân và chú thích rõ)
  5. 1. Đoạn văn trên nói lên tâm trạng như thế nào của nhân vật Ông Hai? Theo em tình huống nào trong truyện “Làng” đã khiến ông Hai có tâm trạng như vậy? 2. Chỉ ra các câu nghi vấn trong đoạn trích trên. Việc sử dụng kiểu câu ấy đã góp phần tạo nên ngôn ngữ nhân vật độc đáo thế nào? 3. Xây dựng hình tượng nhân vật ông Hai, luôn tự hào, luôn hướng về làng chợ Dầu nh- ưng vì sao Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là “Làng” mà không phải làng chợ Dầu? 4. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận tổng – phân – hợp, làm rõ tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo giặc. Trong đoạn có sử dụng một thành phần biệt lập và phép nối. (Gạch chân và chú thích rõ) ĐỀ SỐ 9 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: phút PHẦN I (6 điểm) Nói về bài thơ Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương có nhận xét: “Có thể nói bài thơ là một thứ tiếng lòng giản dị, hồn nhiên mà âm vang của nó còn làm thổn thức lòng người mãi mãi”. (Tìm hiểu vẻ đẹp tác phẩm văn học Ngữ văn 9 – Lê Bảo – NXBGD, 2007) 1.Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác và cảm xúc bao trùm của tác giả trong bài thơ. 2.Chép nguyên văn khổ thơ diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng viếng Bác. 3.Chỉ ra một hình ảnh ẩn dụ có trong khổ thơ mà em vừa chép và nêu ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ đó. 4.Cho câu văn sau: “Trong bài thơ Viếng lăng Bác, ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài nét, còn chủ yếu tác giả bộc lộ tâm trạng, cảm xúc yêu thương, ngưỡng mộ của mình đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.” Hãy coi câu văn trên là câu chủ đề, viết tiếp khoảng 8 đến 10 câu văn để tạo thành một đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch; trong đoạn văn có sử dụng câu chứa thành phần biệt lập và phép thế (gạch chân, chú thích thành phần biệt lập và từ ngữ dùng làm phép thế). PHẦN II (4 điểm) Cho đoạn văn sau:
  6. Câu 1: Nhân vật "anh" và "con bé" trong đoạn trích trên là những ai? Tại sao trong đoạn trích trên, nhân vật con bé còn “ngơ ngác, lạ lùng” nhưng đến phần sau của truyện lại có sự thay đổi “Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”? Câu 2: Xác định và gọi tên thành phần biệt lập có trong câu “Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.”? Câu 3: Theo trình tự cốt truyện thì đoạn trích nằm ở tình huống nào? Ý nghĩa của tình huống này là gì? Theo em, chi tiết “vết thẹo dài bên má phải” của nhân vật “anh” trong truyện ngắn này có ý nghĩa như thế nào trong việc xây dựng cốt truyện và bộc lộ chủ đề? Câu 4: Viết một đoạn văn từ 10 - 12 câu theo phép lập luận tổng – phân – hợp nêu cảm nhận của em về tình cảm của nhân vật "con bé" dành cho ba trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”. Trong đoạn văn có sử dụng một câu mở rộng thành phần và một phép liên kết. (Gạch chân và chú thích rõ) Phần II: (4 điểm) Cho đoạn thơ sau: “Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con.” Câu 1: Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm? Câu 2: Chỉ ra hàm ý trong hình ảnh thơ “Lên đường” và “Không bao giờ nhỏ bé” trong đoạn trích trên. Qua đây, em hiểu điều gì về mong ước của người cha đối với con? Câu 3: Trong văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”, tác giả Vũ Khoan cũng đã có những lời khuyên tương tự cho thế hệ trẻ: “Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu”. Từ đoạn thơ trên và với những hiểu biết xã hội của mình, em hãy cho biết thế hệ trẻ ngày nay cần phải làm thế nào để "Không bao giờ nhỏ bé được " khi chuẩn bị hành trang vào tương lai. Trình bày suy nghĩ bằng một đoạn văn trong khoảng nửa trang giấy thi. - Chúc em làm bài tốt – ĐỀ SỐ 11 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: phút Phần I: (6 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây: