45 Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

Câu 1. (2,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới xa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
(Ngữ Văn 9, tập 1, tr.94, NXB Giáo dục)
a. Xác định 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.
b. Đoạn thơ trên được rút ra từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
c. Đoạn thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả dành cho nhân vật trữ tình?
docx 185 trang Mạnh Hoàng 25/01/2024 980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "45 Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docx45_de_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_mon_ngu_van_nam_hoc_2020_20.docx

Nội dung text: 45 Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT môn Ngữ văn - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

  1. MỤC LỤC STT ĐỀ THI + ĐÁP ÁN CÁC Trang STT ĐỀ THI + ĐÁP ÁN CÁC Trang TỈNH TỈNH Đề tỉnh: Đồng Tháp 1 Đề tỉnh: Hưng Yên 66 1 17 Đáp án 2 Đáp án 67 Đề tỉnh: Phú Thọ 4 Đề tỉnh: Tây Ninh 69 2 18 Đáp án 5 Đáp án 70 Đề tỉnh: Yên Bái 8 Đề tỉnh: Lạng Sơn 74 3 19 Đáp án 9 Đáp án 76 Đề tỉnh: Bà Rịa-Vũng Tàu 13 Đề tỉnh: Quảng Trị 78 4 20 Đáp án 15 Đáp án 79 Đề tỉnh: Bình Định 17 Đề tỉnh: Đắk Nông 81 5 21 Đáp án 18 Đáp án 82 Đề tỉnh: Hải Dương 22 Đề tỉnh: Quảng Ngãi 85 6 22 Đáp án 23 Đáp án 86 Đề tỉnh: TP Đà Nẵng 26 Đề tỉnh: Thái Nguyên 89 7 23 Đáp án 28 Đáp án 90 Đề tỉnh: Bắc Ninh 31 Đề tỉnh: Thừa Thiên Huế 93 8 24 Đáp án 32 Đáp án 95 Đề tỉnh: Nghệ An 34 Đề tỉnh: Vĩnh Long 99 9 25 Đáp án 35 Đáp án 100 Đề tỉnh: Thanh Hóa 37 Đề tỉnh: Phú Yên 104 10 26 Đáp án 38 Đáp án 105 Đề tỉnh: Bình Phước 41 Đề tỉnh: Đắk Lắk 108 11 27 Đáp án 42 Đáp án 109 Đề tỉnh: Bến Tre 45 Đề tỉnh: Kiên Giang 111 12 28 Đáp án 46 Đáp án 112 Đề tỉnh: Long An 49 Đề tỉnh: Ninh Bình 117 13 29 Đáp án 50 Đáp án 119 Đề tỉnh: Bắc Giang 53 Đề tỉnh: Hà Tĩnh 112 14 30 Đáp án 54 Đáp án 113 Đề tỉnh: Hải Phòng 58 Đề tỉnh: Cao Bằng 131 15 31 Đáp án 60 Đáp án 132 Đề tỉnh: Khánh Hòa 63 Đề tỉnh: Lai Châu 135 16 32 Đáp án 64 Đáp án 136
  2. Câu 1. (2,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Buồn trông cửa bể chiều hôm, Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới xa, Hoa trôi man mác biết là về đâu? (Ngữ Văn 9, tập 1, tr.94, NXB Giáo dục) a. Xác định 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên. b. Đoạn thơ trên được rút ra từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? c. Đoạn thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả dành cho nhân vật trữ tình? Câu 2. (3,0 điểm) Stephen R.Covey chia sẻ: Khi lắng nghe thấu hiểu, bạn không chỉ nghe bằng tai, mà quan trọng hơn, bạn còn nghe bằng mắt và con tim. Bạn lắng nghe để cảm nhận, để giải nghĩa, để hiểu được hành vi của người khác. (Stephen R.Covey, 7 thói quen để thành đạt, Vũ Tiến Phúc dịch, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2016, tr.353) Từ ý kiến trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc lắng nghe thấu hiểu đối với mỗi người trong cuộc sống. Câu 3. (5,0 điểm) Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng Ra đậu dặm khơi dò bụng biển Dàn đan thế trận lưới vây giăng. Cá nhụ, cá chim cùng cá đé, Cá sông lấp lánh đuốc đen hồng Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long (Trích Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận Ngữ Văn 9, tập 1, tr.140, NXB Giáo dục) Trình bày cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên và lao động của con người trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về vẻ đẹp thơ Huy Cận sau Cách mạng tháng tám. Hết SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TỈNH ĐỒNG THÁP NĂM HỌC: 2020-2021 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN NGỮ VĂN Ngày thi: 22/7/2020 (Hướng dẫn chấm gồm có: 03 trang) Câu Nội dung
  3. - Nghệ thuật ẩn dụ: “lái gió buồm trăng”: thiên nhiên hòa hợp, cùng con người lao động ⇒ Các biện pháp nghệ thuật trên làm nổi bật tầm vóc của con người và đoàn thuyền - Không khí lao động đang trở nên hứng khởi “Ra đậu dặm xa dò bụng biển”- mặc đêm tối, mặc gió khơi người dân chài vẫn ra khơi dò lồng cá trong lòng biển - Ẩn dụ: “Dàn đan thế trận”- cuộc sống đánh cá của người dân chài như một trận chiến đấu ác liệt ⇒ sự kết hợp giữa hiện thực (đoàn thuyền) với chất lãng mạn (thuyền lái gió, trăng treo trên cánh buồm) tạo nên những vần thơ đẹp và sâu sắc • Khổ 2: Cảnh biển đẹp trong đêm - Nhà thơ đã liệt kê những loài cá quý của biển: cá nhụ, cá chim, cá đé cho thấy sự phong phú và quý giá của biển - Nhân hóa “Cái đuôi e quẫy” kết hợp với các tính từ chỉ màu sắc: làm cho lời thơ thêm sinh động - Phép so sánh “đuôi cá” với “ngọn đuốc”: hình ảnh so sánh thú vị giàu liên tưởng - Nhà thơ gọi cá bằng một cách gọi rất dịu dàng - “em” ẩn chứa sự yêu mến với cá và biển cả quê hương - “Đêm thở sao lùa nước Hạ Long”: Màn đêm trước biển như một sinh mệnh ⇒ Thiên nhiên trên biển đêm thực sự rực rỡ sắc màu như một bức tranh sơn mài 3 Tổng kết: -Khái quát lại những cảm nhận của em về đoạn thơ, và về những đặc sắc nội dung, nghệ thuật. -Mở rộng ra những tác phẩm có miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên, lao động mà em biết./. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TỈNH PHÚ THỌ NĂM HỌC: 2020-2021 ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN (Đề thi gồm có 01 trang) Thời gian làm bai: 120 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1. (2,0 điểm) Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi: Không có kính, rồi xe không có đèn, Không có mui xe, thùng xe có xước,
  4. b. Trường từ vựng chỉ sự vật liên quan đến công việc của người lính lái xe: kính, đèn, mui xe, thùng xe. Tác dụng: khắc họa tô đậm rõ nét , chân thực sự tàn phá, hủy hoại khủng khiếp mà chiến tranh đem lại. c. - Biện pháp tu từ hoán dụ: trái tim. - Tác dụng: ý chí quyết tâm, lòng nhiệt huyết của người lính. 1. Giới thiệu vấn đề: : làm chủ bản thân. 2. Giải thích vấn đề: - Giải thích: Làm chủ bản thân là làm chủ chính bản thân mình, luôn ý thức được những gì mình đang làm và luôn biết tự điều chỉnh hành vi đúng mực và phù hợp với thế giới xung quanh. - Như thế nào là người biết làm chủ bản thân? Người có ý thức tự chủ bản thân luôn biết kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống. Họ không bao giờ nao núng hay hoang mang trước những khó khăn. Là những người có chính kiến, không bị lôi kéo trước những áp lực tiêu cực là biết tự ra quyết định cho bản thân. - Tại sao cần phải làm chủ bản thân? + Mỗi cá nhân sống trong cộng đồng đều có sự ràng buộc lẫn nhau. Nếu bạn không tự vươn lên làm chủ bản thân, làm chủ sức lao động và đời sống của mình thì sẽ luôn phải sống phụ thuộc vào người khác. 2 + Làm chủ bản thân giúp con người tránh được những việc làm sai trái, tinh thần trở nên sáng suốt. + Con người biết sống đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hóa. + Giúp ta đứng vững trước những tình huống khó khăn và những thử thách hay cám dỗ của cuộc đời. - Để làm chủ bản thân thì ta cần phải có sự tự tin, tự hoàn thiện bản thân mình, gây dựng một sự nghiệp vững chắc cho chính mình. - Phê phán: lối sống ỷ lại, dựa dẫm, không có chính kiến. 3. Bàn luận vấn đề: Bài học nhận thức: Làm chủ bản thân là bước đầu hình thành đức tính tự lập. Người có tính tự lập sẽ làm chủ được sự nghiệp, làm chủ cuộc đời. 1. Giới thiệu chung Tác giả: - Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa Tác phẩm: Khái quát về nhân vật anh thanh niên : đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của những 3 con người làm việc và lo nghĩ cho đất nước. 2. Phân tích * Khái quát về công việc của anh thanh niên
  5. + Trồng hoa tô điểm cho cuộc sống của mình + Nuôi gà tăng gia sản xuất, phục vụ cho cuộc sống của chính mình + Thỉnh thoảng xuống núi tìm gặp lái xe cùng hành khách để trò chuyện cho vơi nỗi nhớ nhà. -> Anh thanh niên có tinh thần lạc quan, yêu đời, sống khoa học. => Anh thanh niên đã chiến thắng nỗi cô đơn và tạo cho mình một cuộc sống đẹp đẽ đầy ý nghĩa với một niềm yêu đơi, yêu cuộc sống say mê. 3 Tổng kết - Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên. - Liên hệ thế hệ trẻ hiện nay. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TỈNH YÊN BÁI NĂM HỌC: 2020-2021 ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN (Đề thi gồm có 01 trang) Ngày thi: 20/7/2020 Thời gian làm bai: 120 phút (Không kể thời gian phát đề) Câu 1. (3,0 điểm) Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu sau: “Ông lại muốn về làng, lại muốn cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa ? Những đường hầm bí mật chắc còn là khướt lắm. Chao ôi! Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá.”
  6. c. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Ông lão nhớ làng, nhớ cái làng quá. " 1. Giới thiệu vấn đề: - Dẫn dắt vào đề (có thể trích thơ hay danh ngôn về quê hương chẳng hạn). - Khẳng định: quê hương có vai trò không thể thiếu trong đời sống tâm hồn của mỗi con người. 2. Giải thích vấn đề - Vai trò quan trọng của quê hương trong đời sống tinh thần của con người: + Quê hương vừa bao hàm những yếu tố vật chất như làng, xóm, cây đa, bến nước, vừa bao hàm những giá trị truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán. Mỗi người đều được sinh ra tròg điều kiện vật chất tinh thần ấy. + Con người lớn lên, trưởng thành không chỉ nhờ những yếu tố vật chất mà còn nhờ những yếu tố tinh thần như gia đình, bạn bè, hàng xóm, trong đó phải kể đến tình quê hương. + Mỗi người dù muốn hay không đều thừa hưởng những giá trị tinh thần vật chất của quê 2 hương và quê hương luôn góp phần hình thành nhân cách, lối sống của mỗi người. - Thể hiện tình cảm với quê hương, mỗi người phải làm gì? + Phải biết yêu mến tự hào về quê hương mình bởi đó là nơi mình sinh ra, nơi có những năm tháng tuổi thơ, có gia đình và những người thân yêu nhất. + Phải có những hành động cụ thể để có thể đóng góp, làm giàu cho quê hương, luôn biết phấn đấu học tập, làm việc, để làm rạng danh cho quê hương, bởi mỗi người là một phần của quê hương. 3. Bàn luận vấn đề: + Quê hương góp phần tạo nên những tiền đề đầu tiên để ta vững bước vào đời, quê hương là điểm tựa tinh thần khi ta gặp khó khăn, trở ngại, + Cảm nhận được những giá trị to lớ của quê hương, sống xứng đáng với quê hương khi đó mỗi người sẽ thực sự trưởng thành, trở thành nhân cách cao đẹp. - Khẳng định lại vấn đề và liên hệ bản thân. 1. Giới thiệu chung - Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm - Dẫn dắt vào 2 khổ thơ: là cảm xúc của tác giả trước và khi vào trong lăng 2. Phân tích 1. Khái quát chung: 3 – Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, một năm sau ngày giải phóng miền Nam,đất nước vừa được thống nhất. Đó cũng là khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước là được đến viếng lăng Bác. Cảm xúc bao trùm: Niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, niềm tự hào, đau xót của nhà thơ từ miền Nam vừa được giải phóng ra thăm lăng Bác. 2. Khổ 1: Cảm xúc của nhà thơ khi đứng trước lăng Bác:
  7. _ “Tràng hoa” ở đây còn mang nghĩa ẩn dụ chỉ từng người một đang xếp hàng viếng lăng Bác mỗi ngày là một bông hoa ngát thơm. Những dòng người bất tận đang ngày ngày vào lăng viếng Bác nối kết nhau thành những tràng hoa bất tận. Những bông hoa – tràng hoa rực rỡ đó dưới ánh mặt trời của Bác đã trở thành những bông hoa – tràng hoa đẹp nhất dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân”– 79 năm cuộc đời của Người. -> Hình ảnh thơ trên biểu lộ tấm lòng thành kính, và biết ơn sâu sắc của nhà thơ, của nhân dân đối với Bác Hồ. Cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng: – Vào trong lăng, khung cảnh và không khí như ngưng kết cả thời gian, không gian. Hình ảnh thơ đã diễn tả thật chính xác, tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm cùng ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng Bác. – Đứng trước Bác, nhà thơ cảm nhận Người đang ngủ giấc ngủ bình yên, thanh thản giữa vầng trăng sáng dịu hiền. – Hình ảnh “vầng trăng sáng dịu hiền” gợi cho chúng ta nghĩ đến tâm hồn, cách sống cao đẹp, thanh cao, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn ngập ánh trăng của Người. Trăng với Bác đã từng vào thơ Bác trong nhà lao, trên chiến trận, giờ đây trăng cũng đến để giữ giấc ngủ ngàn thu cho Người. -> Chỉ có thể bằng trí tưởng tượng, sự thấu hiểu và yêu quí những vẻ đẹp trong nhân cách của Hồ Chí Minh thì nhà thơ mới sáng tạo nên được những ảnh thơ đẹp như vậy! – Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh ẩn dụ sâu xa: “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”. + “Trời xanh” trước tiên được hiểu theo nghĩa tả thực đó là hình ảnh thiên nhiên mà chúng ta hằng ngày vẫn đang chiêm ngưỡng, nó tồn tại mãi mãi và vĩnh hằng. + Mặt khác, “trời xanh” còn là một hình ảnh ẩn dụ sâu xa: Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, như “trời xanh” vĩnh hằng. Nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Bác sống như trời đất của ta”, bởi Bác đã hóa thân thành thiên nhiên, đất nước và dân tộc. – Dù tin như thế nhưng mấy chục triệu người dân Việt Nam vẫn đau xót và nuối tiếc khôn nguôi trước sự ra đi của Bác – “ Mà sao nghe nhói ở trong tim”. + “Nhói” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột quặn thắt. Tác giả tự cảm thấy nỗi đau mất mát ở tận trong đáy sâu tâm hồn mình: nỗi đau uất nghẹn tột cùng không nói thành lời. Đó không chỉ là nỗi đau riêng tác giả mà của cả triệu trái tim con người Việt Nam. + Cặp quan hệ từ “vẫn, mà” diễn tả mâu thuẫn. Cảm giác nghe nhói ở trong tim mâu thuẫn với nhận biết trời xanh là mãi mãi. Như vậy, giữa tình cảm và lý trí có sự mâu thuẫn. Con người đã không kìm nén được khoảnh khắc yếu lòng. Chính đau xót này đã làm cho tình cảm giữa lãnh tụ và nhân dân trở nên ruột già, xót xa. Cảm xúc này là đỉnh điểm của nỗi nhớ thương, của niềm đau xót. 3 Tổng kết: Khẳng định nội dung và nghệ thuật đoạn thơ