Bộ đề đọc hiểu thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn

Câu 1 (0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
Câu 2 (0,75đ): Bài thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng.
Câu 3 (0,75đ): Hình ảnh “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?” gợi cho em suy nghĩ gì?
doc 12 trang Mạnh Hoàng 25/01/2024 1040
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề đọc hiểu thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbo_de_doc_hieu_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van.doc

Nội dung text: Bộ đề đọc hiểu thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn

  1. Bộ đề đọc hiểu thi vào lớp 10 môn Văn Đề đọc hiểu văn bản số 1 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Mẹ và Quả Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng. Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi. Và chúng tôi, một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh? (Nguyễn Khoa Điềm) Câu 1 (0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? Câu 2 (0,75đ): Bài thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng. Câu 3 (0,75đ): Hình ảnh “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?” gợi cho em suy nghĩ gì? Câu 4 (1đ): Nêu suy nghĩ của em về bài thơ trên. Đáp án Đề đọc hiểu văn bản số 1 Câu 1 (0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của bài thơ là biểu cảm. Câu 2 (0,75đ):
  2. Câu 4 (1đ): Qua bài thơ trên, anh/chị hiểu thêm điều gì về người phụ nữ trong xã hội cũ. Đáp án Đề đọc hiểu văn bản số 2 Câu 1 (0,5đ): Tác giả của bài thơ: Hồ Xuân Hương Câu 2 (0,75đ): Nội dung chính của bài thơ: nói về thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ không được lựa chọn hạnh phúc cho mình và phải nghe theo số phận đồng thời thể hiện tấm lòng thủy chung son sắt của họ. Câu 3 (0,75đ): Biện pháp nghệ thuật: vận dụng thành ngữ Bảy nổi ba chìm. Tác dụng: Nói lên số phận long đong, lận đận, bất hạnh của người phụ nữ. Câu 4 (1đ): Người phụ nữ trong xã hội cũ chịu nhiều bất hạnh, thiệt thòi. Họ là người có tấm lòng thủy chung son sắt tuy nhiên lại không được lựa chọn, không được sống cuộc đời theo ý mình mà phải nghe theo sự sắp đặt của người khác để rồi rơi vào bi kịch. Đề đọc hiểu văn bản số 3 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Chỉ có thuyền mới hiểu Biển mênh mông nhường nào Chỉ có biển mới biết Thuyền đi đâu, về đâu Những ngày không gặp nhau Biển bạc đầu thương nhớ
  3. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Chúng ta nhận rõ cái kì diệu của văn nghệ khi chúng ta nghĩ đến những người rất đông, không phải ở trốn trong một cơ quan bí mật, không phải bị giam trong một nhà pha, mà bị chung thân trong cuộc đời u tối, vất vả không mở được mắt. Những người đàn bà nha quê lam lũ ngày trước, suốt đời đầu tắt mặt tối, sống tối tăm, vậy mà biến đổi khác hẳn, khi họ ru con hoặc hát ghẹo nhau bằng một câu ca dao, khi họ chen nhau say mê xem một buổi chèo. Câu ca dao tự bao giờ truyền lại đã gieo vào bóng tối những cuộc đời cực nhọc ấy một ánh sáng, lay động những tình cảm, ý nghĩ khác thường. Và ánh đèn buổi chèo, những nhân vật ra trò, những lời nói, những câu hát làm cho những con người ấy trong một buổi được cười hả dạ hay rỏ giấu một giọt nước mắt. Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống.” (Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi) Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2 (0,5đ): Đối tượng được tác giả nêu ra trong đoạn trích là gì? Câu 3 (0,75đ): Sự kì diệu của văn nghệ được tác giả thể hiện như thế nào? Câu 4 (1,25đ): Qua đoạn trích, anh/chị hiểu thế nào về tầm quan trọng của văn nghệ? Đáp án Đề đọc hiểu văn bản số 4 Câu 1 (0,5đ): Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận. Câu 2 (0,5đ): Đối tượng: người phụ nữ và văn nghệ. Câu 3 (0,75đ): Sự kì diệu của văn nghệ được tác giả thể hiện: văn nghệ đánh thức tâm hồn cằn cỗi của con người. Câu 4 (1,25đ):
  4. Thái độ, tình cảm của tác giả đối với tiếng Việt: lòng yêu mến, thái độ trân trọng đối với vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú của tiếng Việt. Đề đọc hiểu văn bản số 6 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.” Câu 1 (0,25đ): Nêu câu chủ đề của văn bản. Câu 2 (0,75đ): Từ đoạn văn trên, em hãy kể ra những “giá trị có sẵn tốt đẹp” của bản thân mình. Câu 3 (1đ): Đoạn văn giúp em nhận ra điều gì? Đáp án Đề đọc hiểu văn bản số 6 Câu 1 (0,5đ): Câu chủ đề của đoạn văn: Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Câu 2 (1đ): Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào các gợi ý sau: Giá trị có sẵn tốt đẹp của em là gì? Em đã thể hiện giá trị đó như thế nào? Em cầm làm gì để hoàn thiện bản thân mình hơn? Câu 3 (1,5đ): Bài học rút ra sau đoạn văn: Mỗi con người đều có những giá trị tốt đẹp riêng, hãy biết trân trọng giá trị đó.
  5. Tác giả gửi gắm tình cảm nhiều nhất vào ngọn cỏ dại vì nó từ lâu đã âm thầm trở thành biểu tượng của quê nhà nhờ sức sống dẻo dai, mãnh liệt. Đề đọc hiểu văn bản số 8 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Tôi là con gái Hà nội. Nói một cách kiệm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như cái đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!". Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng. Không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm tôi. Hỏi thăm hoặc viết những thư dài gửi đường dây, làm như ở cách nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau hàng ngày. Tôi không săn sóc, vồn vã. Khi bọn bạn gái tôi xúm nhau lại đối đáp với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy, tôi thường đứng ra xa, khoanh hai tay trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt. Nhưng chẳng qua tôi điệu thế thôi. Thực tình trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ.” Câu 1 (0,5đ): Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? Nêu tên tác giả. Câu 2 (0,5đ): Nhân vật trong đoạn trích được miêu tả là người thế nào? Câu 3 (1đ): Câu nói cuối của đoạn trích gợi lên cho em suy nghĩ gì? Đáp án Đề đọc hiểu văn bản số 8 Câu 1 (0,5đ): Đoạn trích trên trích từ truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của tác giả Lê Minh Khuê. Câu 2 (0,5đ): Nhân vật trong đoạn trích được miêu tả là một cô gái khá, hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như cái đài hoa loa kèn và có cái nhìn xa xăm. Câu 3 (1đ):
  6. Nỗi nhớ được thể hiện thầm kín vô cùng đáng yêu. Đề đọc hiểu văn bản số 10 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Có thói quen tốt và có thói quen xấu. Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách, là thói quen tốt. Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu. Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã hình thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa. [ ] Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo nên nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội? (Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường) Câu 1 (0,25đ): Theo tác giả, thế nào là thói quen tốt? Thế nào là thói quen xấu? Câu 2 (0,75đ): Đoạn trích sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng. Câu 3 (1đ): Để rèn luyện thói quen tốt bản thân em cần làm những gì? Đáp án Đề đọc hiểu văn bản số 10 Câu 1 (0,25đ): Thói quen tốt là: Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách, Thói quen xấu là: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự, Câu 2 (0,75đ): Biện pháp tu từ: liệt kê (liệt kê những thói quen tốt và thói quen xấu). Tác dụng: làm cho người đọc dễ dàng hình dung ra và hiểu biết hơn về khái niệm của thói quen tốt và thói quen xấu.