Đề luyện thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề 13 (Có đáp án)

Đọc văn bản sau:
BÀI TẬP VỀ NHÀ ĐẦY NHÂN VĂN
Đó là bài tập về nhà cuối năm học của thầy Đỗ Đức Anh (giáo viên bộ môn ngữ văn Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM) dành cho học sinh lớp mình chủ nhiệm - 10A9. Đáng chú ý, bài tập về nhà này lại được thầy Đức Anh soạn và đựng trong những bao thư, gửi phụ huynh trong buổi họp cuối năm để phụ huynh trao cho học sinh. Bài tập về nhà đặc biệt gồm có 6 bài tập nhỏ, đó không phải là những bài tập làm văn thầy Đức Anh vẫn thường ra mà là những lời dặn dò, nhắn nhủ của thầy dành cho học sinh lớp mình. Cụ thể, bài số 1: Hãy để ai đó trong gia đình ôm em nếu kết quả học tập vừa rồi không được như ý; bài số 2: Hãy tận hưởng mùa hè của mình với tất cả năng lượng tuổi trẻ; bài số 3: Hãy tranh thủ trau dồi ngoại ngữ và các kỹ năng mềm cần thiết; bài số 4: Các bạn nam hãy luôn biết cách vượt qua giông bão cuộc đời với tinh thần của một chiến binh. Các bạn nữ hãy đứng dậy, tô thêm son, mỉm cười và kiêu hãnh tiến về phía trước. Bởi vì, nếu em không phải là một cái cây thì chẳng lý gì chúng ta lại cứ phải đứng im một chỗ; bài số 5: Một buổi tối nào đó trong đời, nếu em cảm thấy cô đơn hay buồn tủi, hãy hồi tưởng lại những ký ức dịu dàng của thầy trò mình. Hoặc lúc nào đó muốn một ai đó lắng nghe nỗi thất vọng cùng cực của mình, hãy cứ gọi cho thầy, thầy vẫn luôn ở đây; bài số 6: Hãy luôn là một người tử tế và hạnh phúc, nghe.
Thời gian nộp bài dành cho bài tập về nhà đặc biệt này lại được thay bằng lời căn dặn:
Em sẽ có rất nhiều thời gian để hoàn thành 6 bài tập về nhà đặc biệt này, hãy cứ thong thả, đừng vội nộp bài. Bởi thầy biết, có những bài tập mà các em phải mất cả tuổi trẻ, thậm chí cả cuộc đời mới có thể làm xong.
Cuối bài tập về nhà, thầy Đức Anh không quên nhắn nhủ học sinh: “Người ta thường
nói, trưởng thành không phải là lúc ta làm được những điều lớn lao mà là lúc ta hiểu được những điều nhỏ bé. Con đường trưởng thành sẽ luôn có sự rời xa theo cách này hay cách khác. Nhưng hãy tin, lời tạm biệt thực ra không phải là lời từ biệt mà là một lời hứa hẹn gặp lại. Thầy rất vui vì những năm tháng tuổi trẻ chúng ta đã gặp nhau”.
(...) Theo thầy Đức Anh, một năm học không chỉ kết thúc bằng một lễ tổng kết mà người giáo viên sẽ vẫn có thể dạy học sinh những bài học về sự tử tế và chân thành, bằng cách này hay cách khác. “Bài tập đầu tiên về cái ôm, tôi cũng chia sẻ với phụ huynh rằng hãy tạo điều kiện và cùng con hoàn thành bài tập đó. Phụ huynh đọc xong rất cảm xúc. Về phía học sinh, tôi tin rằng các em sẽ thực hiện những điều mình nhắn gửi”, thầy Đức Anh bày tỏ.
(Yến Hoa – Báo “Giáo dục” – Thứ tư, 3/6/2019)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra 02 phép liên kết cấu và từ ngữ dùng để thực hiện các phép liên kết ấy trong phần in đậm của văn bản trên.
Câu 2. Theo em, vì sao thầy Đức Anh không trực tiếp giao bài tập cho học sinh mà lại đựng bài tập trong những bao thư và gửi phụ huynh trong buổi họp cuối năm để phụ huynh trao cho học sinh?
docx 8 trang thihien 16/05/2023 5960
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề 13 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_luyen_thi_vao_lop_10_mon_ngu_van_de_13_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề luyện thi vào Lớp 10 môn Ngữ văn - Đề 13 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 13 ĐỀ LUYỆN THI VÀO LỚP 10 Môn NGỮ VĂN I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau: BÀI TẬP VỀ NHÀ ĐẦY NHÂN VĂN Đó là bài tập về nhà cuối năm học của thầy Đỗ Đức Anh (giáo viên bộ môn ngữ văn Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM) dành cho học sinh lớp mình chủ nhiệm - 10A9. Đáng chú ý, bài tập về nhà này lại được thầy Đức Anh soạn và đựng trong những bao thư, gửi phụ huynh trong buổi họp cuối năm để phụ huynh trao cho học sinh. Bài tập về nhà đặc biệt gồm có 6 bài tập nhỏ, đó không phải là những bài tập làm văn thầy Đức Anh vẫn thường ra mà là những lời dặn dò, nhắn nhủ của thầy dành cho học sinh lớp mình. Cụ thể, bài số 1: Hãy để ai đó trong gia đình ôm em nếu kết quả học tập vừa rồi không được như ý; bài số 2: Hãy tận hưởng mùa hè của mình với tất cả năng lượng tuổi trẻ; bài số 3: Hãy tranh thủ trau dồi ngoại ngữ và các kỹ năng mềm cần thiết; bài số 4: Các bạn nam hãy luôn biết cách vượt qua giông bão cuộc đời với tinh thần của một chiến binh. Các bạn nữ hãy đứng dậy, tô thêm son, mỉm cười và kiêu hãnh tiến về phía trước. Bởi vì, nếu em không phải là một cái cây thì chẳng lý gì chúng ta lại cứ phải đứng im một chỗ; bài số 5: Một buổi tối nào đó trong đời, nếu em cảm thấy cô đơn hay buồn tủi, hãy hồi tưởng lại những ký ức dịu dàng của thầy trò mình. Hoặc lúc nào đó muốn một ai đó lắng nghe nỗi thất vọng cùng cực của mình, hãy cứ gọi cho thầy, thầy vẫn luôn ở đây; bài số 6: Hãy luôn là một người tử tế và hạnh phúc, nghe. Thời gian nộp bài dành cho bài tập về nhà đặc biệt này lại được thay bằng lời căn dặn: Em sẽ có rất nhiều thời gian để hoàn thành 6 bài tập về nhà đặc biệt này, hãy cứ thong thả, đừng vội nộp bài. Bởi thầy biết, có những bài tập mà các em phải mất cả tuổi trẻ, thậm chí cả cuộc đời mới có thể làm xong. Cuối bài tập về nhà, thầy Đức Anh không quên nhắn nhủ học sinh: “Người ta thường nói, trưởng thành không phải là lúc ta làm được những điều lớn lao mà là lúc ta hiểu được những điều nhỏ bé. Con đường trưởng thành sẽ luôn có sự rời xa theo cách này hay cách khác. Nhưng hãy tin, lời tạm biệt thực ra không phải là lời từ biệt mà là một lời hứa hẹn gặp lại. Thầy rất vui vì những năm tháng tuổi trẻ chúng ta đã gặp nhau”.
  2. buồng lái, Không có kính, ừ thì có bụi, Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha (Trích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – Phạm Tiến Duật, SGK Ngữ Văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2013, tr.131) ĐÁP ÁN ĐỀ THI Câu 1: Phép nối: Nhưng Phép lặp: Trưởng thành Câu 2: Thầy Đức Anh không trực tiếp giao bài tập cho học sinh mà lại đựng bài tập trong những bao thư và gửi phụ huynh trong buổi họp cuối năm để phụ huynh trao cho học sinh vì tạo thêm sự gần gũi, thân quen “Không phải là những bài tập nặng nề về kiến thức mà là những bài tập thiên về cảm xúc, kỹ năng. Quan trọng nhất là bài tập về nhà này sẽ tác động đến mặt tâm lý của học sinh” để dạy học sinh những bài học về sự tử tế và chân thành, bằng một cách khác. C â u 3 . Các em có thể lựa chọn một trong 6 bài tập mà các em thấy tâm đắc. Gợi ý: Bài tập số 1 về cái ôm để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất bởi nó không chỉ là một cái ôm chia sẻ về việc kết quả học tập không như ý mà nó còn là thêm động lực cho các bạn học sinh trong tương lai mà nó cũng là một cách động viên tốt nhất mà bố mẹ dành cho người con của mình. Phầ n II Câu 1 - Nêu vấn đề nghị luận: Người tử tế trong cuộc sống hiện nay.
  3. - Phê phán những con người sống ích kỉ, giả dối. - Liên hệ bản thân: Em đã thể hiện sự tử tế của mình trong cuộc sống như thế nào? Tổng kết lại vấn đề: Sự tử tế là nguồn cội cho những điều tốt đẹp, hãy trân trọng và phát huy nó. C â u 2 I. Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm - Phạm Tiến Duật là nhà thơ được rèn luyện, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ gian khổ và oanh liệt của dân tộc. - Trích dẫn 3 đoạn thơ: hình ảnh người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì chống Mỹ với tư thế, tinh thần hiên ngang bất khuất. II. T hâ n bà i Khổ 1: Nguồn cảm hứng của bài thơ bắt nguồn từ hiện thực “chiếc xe không có kính” và càng bất ngờ, gây ấn tượng mạnh mẽ vì không chỉ một chiếc xe thôi mà là cả một “tiểu đội xe không kính”. Hình ảnh những chiếc xe đó được nhấn mạnh trong câu thơ đầu tiên. Không có kính không phải vì xe không có kính Câu thơ thoạt nghe như lời kể lể, giải bày. Với ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, giống như một lời nói của người chiến sĩ kể lể chiếc xe yêu quý mà mình đang sử dụng. Xe vốn thường có kính và chiếc xe có kính là chuyện bình thường, không có gì đáng nói, đáng quan tâm. Chi tiết tả thực “không có kính” mới gây sự chú ý, bất ngờ và là một thực tế có sức khơi gợi mạch thơ. Nếu vế đầu của câu thơ có tính chất phủ định thì vế sau của câu thơ lại nhằm khẳng định, nhấn mạnh “không phải vì xe không có kính”. À, thì ra trước kia chiếc xe vẫn nguyên vẹn, lành lặn với các bộ phận đấy chứ. Vậy tại sao lại có sự không bình thường đó, vì sao cả một “tiểu đội xe không kính”? Nhà thơ vào tư thế, vị trí của người chiến sĩ lái xe để trả lời:
  4. vào tim Cảm giác của người chiến sĩ về cơn gió là cảm giác trực diện. Anh không chỉ cảm thấy cơn gió vào “xoa” mắt đắng mà đã nhìn thấy cơn gió vô hình. Cơn gió dường như cũng chẳng vô tình, gió đã vào “xoa” mắt đắng để làm giảm bớt vị đắng, sự khó chịu nơi mắt bởi những ngày đêm thức trắng để lái xẹ không ngừng nghỉ. Cảm giác ấy càng phát triển mạnh mẽ hơn khi anh “nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim”. Sự liên tưởng thật đẹp và độc dáo khi chiếc xe lao tới, con đường đã chạy ngược về phía người lái. Sự tin tưởng phù hợp với tấm lòng của người lái xe, đó là tấm lòng nhiệt tình, hăng say trong nhiệm vụ. Trái tim người chiến sĩ luôn dạt dào tình yêu Tổ quốc quê hương mà cụ thể là con đường thân thuộc gần gũi, con đường hứng chịu bao đạn bom, máu lửa. Chiếc xe vẫn lao nhanh, tiến lên vì người lính biết rõ mục đích, lí tưởng công việc cao cả của mình là cống hiến, hoạt động vĩ ai? Để làm gì? Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái. Cuộc chiến đấu thật lắm hiểm nguy, thử thách nhưng tâm hồn người chiến sĩ vẫn luôn lãng mạn, bay bổng khi anh quan sát từ chiếc xe không kính để thấy “sao trời, cánh chim” . Có lẽ, tâm hồn anh phải hân hoan, phơi phới yêu đời nên mới có được cảm nhận ” như sa, như ùa vào buồng lái”. Nếu điệp ngữ “nhìn thấy” diễn tả thái độ quan sát chủ động của người chiến sĩ đối với cảnh vật thì động từ “thấy” lại nhấn mạnh đến sự xuất hiện bất ngờ, mau lẹ “đột ngột” của cánh chim đêm. Cách nhìn ấy thật tinh tế và lạc quan. Một ánh sao, một cánh chim lạc đàn cũng làm anh chú ý, xao xuyến. Nhịp thơ trở nên nhanh gấp, sôi nổi thể hiện tâm hồn yêu đời, yêu thiên nhiên, sự lạc quan của người chiến sĩ. Đối với người chiến sĩ lái xe chiếc xe “không kính” đem lại những cảm giác bất ngờ khi lao đi trên đường. Nhưng đó cũng chính là nguyên nhân gây ra hậu quả: Không có kính, ừ thì bụi Bụi phun tóc trắng như người già Khổ thơ bắt đầu bằng cấu trúc lặp lại “không có kính” như muốn nhấn mạnh phác họa rõ nét vẻ lạ lùng, độc đáo của chiếc xe và là lí do khiến xe “có bụi”. Mất đi bộ phận che chắn, người lái và chiếc xe như đi giữa bụi đất. Điệp ngữ “bụi” và động từ “phun” diễn tả, nhấn mạnh mức độ ghê gớm đến đáng sợ của